Xử lý nước thải nhà máy sản xuất linh kiện điện tử

18:22 |
Xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử
Trong bản Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công Nghiệp Việt Nam đến năm 2020, ngành điện tử, công nghệ thông tin sẽ trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong định hướng phát triển kinh tế. Ngành chế tạo các linh kiện điện tử ngày càng phát triển kéo theo vấn đề môi trường của ngành công nghiệp này càng tăng. Việc xử lý nước thải của các nhà máy chế biến linh kiện điện tử đang là sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử có chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng, chất hữu cơ lơ lửng và hòa tan, mùi, màu… Ngoài nguồn nước thải từ các khu vực sản xuất dạng nước thải này còn bao gồm nước thải sinh hoạt của công nhân trong khu nhà tập thể, canteen… Do đặc tính của từng nhà máy khác nhau nên cần phải đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn thải trước khi thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải để đạt hiệu quả xử lý cao và mức chi phí hợp lý.
Kim loại nặng trong nước thải nếu không được xử lý sẽ bị các loài thủy sinh vật hấp thụ, tích lũy trong chuỗi thức ăn, sau đó “di chuyển” tới các bậc tiêu thụ cao hơn và gây bệnh cho con người. Việc xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận không những làm giảm mỹ quan khu vực xung quanh mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của con người cũng như các loài động vật khác.

Sơ đồ tham khảo công nghệ xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử


Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử
Do loại nước thải này có chứa nhiều kim loại, chất hữu cơ, vi sinh vật nên công nghệ xử lý trải qua các bậc xử lý: sơ bộ, hóa học, sinh học và hóa lý.
Bậc xử lý sơ bộ
-    Nước thải đầu vào sẽ qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn (dây nhựa, lõi dây điện…). Tránh để các tạp chất này làm tắc đường ống và cháy bơm. Toàn bộ lượng nước thải sẽ được dẫn chung về hố thu gom.
-    Từ hố thu gom nước tải được bơm đến bể lắng cát. Bể này có chức năng loại các tạp chất vô cơ như cát, sỏi, đá dăm… Có thể sử dụng bể lắng ngang hoặc bể lắng đứng.
-    Sau đó nước thải được dẫn vào bể điều hòa để ổn định tính chất và lưu lượng. Cần bố trí hệ thống sục khí để xáo trộn đều nước thải, tránh lắng cặn cũng như giảm bớt mùi hôi và oxi hóa một phần chất hữu cơ.
Bậc xử lý hóa học
-    Tiếp theo nước thải sẽ qua bậc xử lý hóa học keo tụ - tạo bông để loại bỏ các thành phần ô nhiễm kim loại. Trong quá trình này cần kiểm soát pH để đạt được hiệu quả xử lý tối ưu.
-    Lắng bằng bể ly tâm để loại cặn.
Bậc xử lý sinh học
-    Nước thải sẽ qua bể trung gian, bơm lên công trình xử lý sinh học. Do nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ thấp nên chỉ cần áp dụng xử lý sinh học hiếu khí. Quá trình xử lý sinh học sử dụng hoạt động sống của các loài vi sinh vật, chủ yếu là các loài vi khuẩn dị dưỡng, để oxi hóa các chất ô nhiễm hữu cơ và một phần độ màu của nước thải. Các chất ô nhiễm sẽ làm “thức ăn” cho vi sinh vật, tích lũy trong sinh khối của chúng và được loại bỏ bằng phương pháp lắng. Cần kiểm soát pH, lượng DO, nồng độ các chất dinh dưỡng cũng như nhiệt độ của nước thải để đảm bảo điều kiện sống tối ưu cho vi sinh vật. Nếu như quá trình được vận hành tốt, sau quá trình sinh trưởng và phát triển, vi sinh vật sẽ tạo thành các bông bùn hoạt tính, có khả năng lắng khá tốt.
-    Bùn hoạt tính được loại bỏ khỏi nước thải bằng phương pháp lắng trọng lực trong bể lắng đứng.
Bậc xử lý hóa lý
-    Sử dụng các quá trình lọc với nhiều vật liệu lọc khác nhau. Quá trình lọc này sẽ loại bỏ các vi sinh vật vật gây bệnh, giảm được độ màu, mùi hôi của nước thải.
Trong suốt quá trình vận hành cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng nước thải sau mỗi bậc xử lý để đảm bảo hệ thống làm việc ổn định, hiệu suất xử lý đạt tối ưu.
Nước thải sau khi qua các bậc xử lý sẽ đạt quy chuẩn xả thải của Nhà nước. công ty môi trường

Read more…