Những triệu chứng có thể xảy raì sau khi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19

06:23 |

 Việc tiêm chủng COVID-19 sẽ giúp bảo vệ quý vị khỏi bị mắc COVID-19. Quý vị có thể gặp phải một số tác dụng phụ, là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang xây dựng hàng rào bảo vệ. Các tác dụng phụ này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhưng sẽ biến mất sau vài ngày. Một số người không có tác dụng phụ.

Các Tác Dụng Phụ Phổ Biến

Trên cánh tay nơi được tiêm:

WhatExpectafterVaccinationAnimation_pain
  • Đau
  • Mẩn đỏ
  • Sưng tấy

Trên các phần còn lại của cơ thể:

WhatExpectafterVaccinationAnimation_fever
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Buồn nôn

Nếu quý vị có phản ứng dị ứng ngay lập tức hoặc nghiêm trọng sau khi tiêm liều đầu tiên của vắc-xin COVID-19 mRNA, quý vị không nên tiêm liều thứ hai của một trong hai loại vắc-xin COVID-19 mRNA. Tìm hiểu thêm về việc tiêm loại vắc-xin khác sau khi có phản ứng dị ứng.

Lời khuyên hữu ích để giảm bớt tác dụng phụ

Hãy trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc không kê toa như iburofen, acetaminophen, aspirin, hoặc kháng histamine, để giảm bất kỳ cảm giác đau và khó chịu nào mà quý vị có thể bị sau khi tiêm vắc-xin. Quý vị có thể sử dụng các loại thuốc này để giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin nếu không có lý do nào khác khiến quý vị không nên sử dụng những loại thuốc này như bình thường.

Chúng tôi không khuyến nghị quý vị dùng thuốc này trước khi tiêm chủng vì mục đích ngăn chặn tác dụng phụ.

Để giảm đau và cảm giác khó chịu ở vị trí tiêm

WhatExpectafterVaccinationAnimation_movearm
  • Áp khăn sạch, mát và ẩm lên khu vực đó.
  • Sử dụng hoặc tập thể dục cho cánh tay.

Để giảm cảm giác khó chịu do sốt

WhatExpectafterVaccinationAnimation_drink
  • Uống thật nhiều nước.
  • Mặc trang phục nhẹ nhàng.

Nếu Quý Vị Đã Tiêm Mũi Thứ Hai

Tác dụng phụ sau  mũi tiêm thứ hai có thể nhiều hơn tác dụng phụ mà quý vị đã gặp phải sau mũi thứ nhất. Những tác dụng phụ này là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang tạo hàng rào bảo vệ và sẽ biến mất trong vòng vài ngày.

Khi nào thì cần gọi tới bác sĩ

y tá

Trong hầu hết các trường hợp, sự khó chịu do đau hoặc sốt là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang tạo hàng rào bảo vệ. Hãy gọi cho bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị:

  • Nếu tình trạng mẩn đỏ hoặc bị đau ở vị trí tiêm tồi tệ hơn sau 24 giờ
  • Nếu các tác dụng phụ khiến quý vị lo ngại và có vẻ không mất đi sau vài ngày

  • Tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày của quý vị, nhưng sẽ biến mất sau vài ngày.
  • Cả vắc-xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech và Vắc-xin COVID-19 của Moderna đều cần tiêm 2 mũi để được bảo vệ hiệu quả nhất. Quý vị nên tiêm lần thứ hai ngay cả khi quý vị gặp tác dụng phụ sau lần tiêm đầu, trừ khi nhà cung cấp vắc-xin hoặc bác sĩ của quý vị đề nghị không tiêm .
  • Quý vị chỉ cần tiêm 1 mũi vắc-xin COVID-19 của Johnson & Johnson's Janssen (J&J/Janssen) để được bảo vệ hiệu quả nhất. Tìm hiểu thêm về các loại vắc-xin COVID-19 khác nhau.
  • Cơ thể quý vị cần có thời gian để tạo hàng rào bảo vệ sau bất kỳ việc tiêm chủng nào. Mọi người được coi là đã tiêm chủng đầy đủ là hai tuần sau mũi tiêm thứ hai của vắc-xin COVID-19 của Pfizer-BioNtech hoặc Moderna, hoặc hai tuần sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 loại cần 1 mũi tiêm của J&J/Janssen. Quý vị nên tiếp tục sử dụng tất cả các công cụ có sẵn để bảo vệ bản thân và người khác cho đến khi được tiêm chủng đầy đủ.

Nếu đã được tiêm chủng đầy đủ, quý vị có thể tiếp tục các hoạt động mà quý vị đã làm trước đại dịch. Tìm hiểu thêm về những gì quý vị có thể thực hiện khi đã được tiêm chủng đầy đủ.


Read more…

Chia sẽ cách ly F0 không triệu chứng và F1 tại nhà

06:21 |

 Trước tình hình số ca mắc Covid-19 tăng cao, việc cách ly F0, F1 tại nhà trong thời điểm này sẽ là giải pháp giảm tải cho các cơ sở y tế. Tuy nhiên, người cách ly vừa phải có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân vừa tránh nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đưa ra 10 khuyến cáo hướng dẫn người dân cách ly an toàn, đúng quy định. Một là, phải chuẩn bị khu vực cách ly trong nhà với điều kiện hoặc có phòng riêng, hoặc có khu riêng biệt, có phòng vệ sinh riêng. Phải có số điện thoại của cơ sở y tế, của nhân viên y tế được phân công theo dõi, số điện thoại của bác sĩ tư vấn. Đồng thời, người cách ly cần phải chuẩn bị một số vật dụng tối thiểu cần thiết như dung dịch khử khuẩn tay, nước súc họng, khẩu trang y tế, cặp nhiệt độ, cồn sát trùng và chuẩn bị một số loại thuốc thiết yếu như thuốc hạ sốt, vitamin C… Ngoài ta, các trường hợp cách ly tại nhà cần chuẩn bị thêm bàn, ghế trước cửa phòng hoặc khu vực cách ly để nhận nhu yếu phẩm từ gia đình, nhân viên y tế. Phòng cách ly cũng cần có một thùng rác có nắp.

Hai là, người dân nên mở cửa sổ tạo không khí thông thoáng, hạn chế sử dụng điều hòa trong phòng.

Ba là, người cách ly cần đeo khẩu trang thường xuyên trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Phải thay khẩu trang 2 lần/ngày và khử khuẩn bằng cồn, hoặc thuốc sát trùng trước khi bỏ khẩu trang.

Bốn là, người cách ly thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng, bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu… sau khi sử dụng.



Năm là, người dân cần đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi thấy có dấu hiệu ớn lạnh, sốt. Ghi chép thân nhiệt và báo cáo cho nhân viên y tế hàng ngày.

Sáu là, mọi người cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

Bảy là, cần uống nhiều nước và bổ sung vitamin khoáng chất thường xuyên.

Tám là, tập thể dục tại chỗ hàng ngày và tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.

Chín là, yêu cầu nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm lại hoặc được hướng dẫn tự lấy mẫu tại nhà sau 7 ngày cách ly.

Mười là, người cách ly cần gọi điện báo ngay cho nhân viên y tế khi có dấu hiệu sau: sốt hơn 37,5 độ, ho, đau họng, tiêu chảy hoặc khi thấy hơi thở ngắn lại, khó thở. Điều kiện để kiểm tra triệu chứng khó thở là không thể hít vào nín thở đủ 10 giây. Khi có triệu chứng này cần báo ngay nhân viên y tế để có sự hỗ trợ kịp thời.

Cách ly tại nhà F1, F0 không triệu chứng vừa giảm tải cho ngành y tế vừa có lợi cho người dân, vì khi có đủ điều kiện ở nhà, cuộc sống không bị đảo lộn, có điều kiện tốt hơn để chăm sóc sức khỏe bản thân tránh lây nhiễm chéo trong cách ly tập trung.

Kim Cương

Read more…

CHIA SẼ KINH NGHIỆM TRƯỚC KHI TIÊM CHỦNG

06:18 |

 Khám sàng lọc trước tiêm chủng

1. Tại sao cần khám sàng lọc trước khi tiêm chủng

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ (người được tiêm) tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.

Vì vậy, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.

2. Những thông tin cần thông báo cho bác sĩ là gì?

Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe và lịch sử tiêm chủng như:

  • Trẻ đã đủ cân nặng 2.5kg chưa? (Nếu là trẻ sơ sinh)
  • Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường không?
  • Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không? Trẻ có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý mắc phải khiến trẻ phải nhập viện điều trị từ khi sinh đến nay.
  • Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không?


Với người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, những loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp.

Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai.


Hướng dẫn trước khi tiêm chủng

Với trẻ nhỏ:

  • Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.
  • Nếu trẻ chưa đạt tiêu chuẩn về cân nặng hoặc có một trong các biểu hiện bệnh lý thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đủ cân nặng, hết sốt hoặc khỏi bệnh.
  • Nếu trẻ có các phản ứng nặng sau tiêm ở các lần tiêm trước thì sẽ ngưng tiêm các mũi tiếp theo (nếu có).
  • Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ (người chăm sóc) cần mang đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ theo dõi và phối hợp cùng bố mẹ đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.
  • Tại cơ sở tiêm chủng, bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ và đánh giá toàn diện thể trạng của trẻ. Căn cứ vào kết quả khám và lịch sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ phối hợp cùng bố mẹ lựa chọn mũi tiêm tiếp theo.
  • Bố mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyế cáo. Việc tiêm chủng đúng thời điểm sẽ giúp tạo miễn dịch hiệu quả cho trẻ, tránh trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng.

Với người lớn

Người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, các loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước.


TRÍCH NGUỒN: VNCC



Read more…

Chia sẻ kinh nghệm sau khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

06:14 |
  1. Bạn cần chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần sau tiêm
  2. Bạn có thể gặp một số dấu hiệu thông thường như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng đỏ chỗ tiêm, bồn chồn,…
  3. Sau khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng như sau hãy đến ngay cơ sở y tế.
  • Ở miệng: tê quanh môi hoặc lưỡi;
  • Ở da: phát ban, nổi mẩn đỏ, tím tai hoặc đỏ da;
  • Ở họng: ngứa, căng cứng, nghẹn họng;
  • Đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng;
  • Đường hô hấp: khó thở, thở rít, khò khè;
  • Toàn thân: chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã.


  1. Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 là hiếm gặp như: sốt cao; sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm; tăng hoặc tụt huyết áp; đau cơ dữ dội

Tổ truyền thông phòng chống Covid-19

Nguồn: TTXVN


Read more…