Dịch vụ phục hồi sàn đá tự nhiên EpoxyPhamGiaPhat

06:37 |
Phạm Gia Phát công ty hàng đầu về thi công báo giá sơn epoxysơn sàn epoxysơn nền epoxy giá rẻ tại tphcm – thi công sơn nền các nhà xưởng công nghiệp


Công ty Vệ Sinh chuyên cung cấp dịch vụ phục hồi sàn đá sẽ giải thích Tại sao quý khách hang laị phục hồi sàn đá của công trình khách hàng sau một khoảng thời gian sử dụng? và tại sao khách hàng cần thuê dịch vụ phụ hồi sàn đá mà không tự tay làm cho giảm chi phí ?

Thứ nhất sàn đá sau một khoản thời gian đưa vào sử dụng dù được bảo quản tốt đến đâu đi nữa thì cũng sẽ bị mài mòn và bị xước nhất định , và điểm dễ nhận thấy nhất là sàn đá bị mờ không còn sang bóng như trước nữa làm mất đi tính thẩm mỹ của sàn đá mang lại cho công trình qua đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh hay không gian sống .



Thứ hai việc phục hồi sàn đá marble , phục hồi sàn đágranite đòi hỏi người làm phải có nhiều kinh nghiêm cũng như công cụ thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực này , ngoài ra còn phải được trang bị các kiến thức về các chất tẩy rửa khử mùi phù hợp với từng loại đá vd như: sàn đá marble , sàn đá granite… Nếu không được trang bị đầy đủ các yếu tố trên bạn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ bên ngoài của sản phẩm , lúc đó chi phí phục hồi sàn đá có thể tang cao hơn…
Nếu bạn đang có nhu cầu phục hồi sàn đá marble , phục hồi sàn đá granite thì hãy mau chóng lien hệ với chúng tôi cty vệ sinh

Hãy gọi ngay Hotline : 0937 733 112 – 097 3907 872

Để được tư vấn và nhận được dịch vụ chất lượng nhất.

VỚI CHI PHÍ CẠNH TRANH NHẤT CÙNG VỚI SỰ CHUYÊN NGHIỆP VÀ UY TÍN CAO .
Email : phamvando2012@gmail.com

Xử lý nước thải nhà máy sản xuất linh kiện điện tử

18:22 |
Xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử
Trong bản Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công Nghiệp Việt Nam đến năm 2020, ngành điện tử, công nghệ thông tin sẽ trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong định hướng phát triển kinh tế. Ngành chế tạo các linh kiện điện tử ngày càng phát triển kéo theo vấn đề môi trường của ngành công nghiệp này càng tăng. Việc xử lý nước thải của các nhà máy chế biến linh kiện điện tử đang là sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử có chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng, chất hữu cơ lơ lửng và hòa tan, mùi, màu… Ngoài nguồn nước thải từ các khu vực sản xuất dạng nước thải này còn bao gồm nước thải sinh hoạt của công nhân trong khu nhà tập thể, canteen… Do đặc tính của từng nhà máy khác nhau nên cần phải đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn thải trước khi thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải để đạt hiệu quả xử lý cao và mức chi phí hợp lý.
Kim loại nặng trong nước thải nếu không được xử lý sẽ bị các loài thủy sinh vật hấp thụ, tích lũy trong chuỗi thức ăn, sau đó “di chuyển” tới các bậc tiêu thụ cao hơn và gây bệnh cho con người. Việc xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận không những làm giảm mỹ quan khu vực xung quanh mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của con người cũng như các loài động vật khác.

Sơ đồ tham khảo công nghệ xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử


Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử
Do loại nước thải này có chứa nhiều kim loại, chất hữu cơ, vi sinh vật nên công nghệ xử lý trải qua các bậc xử lý: sơ bộ, hóa học, sinh học và hóa lý.
Bậc xử lý sơ bộ
-    Nước thải đầu vào sẽ qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn (dây nhựa, lõi dây điện…). Tránh để các tạp chất này làm tắc đường ống và cháy bơm. Toàn bộ lượng nước thải sẽ được dẫn chung về hố thu gom.
-    Từ hố thu gom nước tải được bơm đến bể lắng cát. Bể này có chức năng loại các tạp chất vô cơ như cát, sỏi, đá dăm… Có thể sử dụng bể lắng ngang hoặc bể lắng đứng.
-    Sau đó nước thải được dẫn vào bể điều hòa để ổn định tính chất và lưu lượng. Cần bố trí hệ thống sục khí để xáo trộn đều nước thải, tránh lắng cặn cũng như giảm bớt mùi hôi và oxi hóa một phần chất hữu cơ.
Bậc xử lý hóa học
-    Tiếp theo nước thải sẽ qua bậc xử lý hóa học keo tụ - tạo bông để loại bỏ các thành phần ô nhiễm kim loại. Trong quá trình này cần kiểm soát pH để đạt được hiệu quả xử lý tối ưu.
-    Lắng bằng bể ly tâm để loại cặn.
Bậc xử lý sinh học
-    Nước thải sẽ qua bể trung gian, bơm lên công trình xử lý sinh học. Do nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ thấp nên chỉ cần áp dụng xử lý sinh học hiếu khí. Quá trình xử lý sinh học sử dụng hoạt động sống của các loài vi sinh vật, chủ yếu là các loài vi khuẩn dị dưỡng, để oxi hóa các chất ô nhiễm hữu cơ và một phần độ màu của nước thải. Các chất ô nhiễm sẽ làm “thức ăn” cho vi sinh vật, tích lũy trong sinh khối của chúng và được loại bỏ bằng phương pháp lắng. Cần kiểm soát pH, lượng DO, nồng độ các chất dinh dưỡng cũng như nhiệt độ của nước thải để đảm bảo điều kiện sống tối ưu cho vi sinh vật. Nếu như quá trình được vận hành tốt, sau quá trình sinh trưởng và phát triển, vi sinh vật sẽ tạo thành các bông bùn hoạt tính, có khả năng lắng khá tốt.
-    Bùn hoạt tính được loại bỏ khỏi nước thải bằng phương pháp lắng trọng lực trong bể lắng đứng.
Bậc xử lý hóa lý
-    Sử dụng các quá trình lọc với nhiều vật liệu lọc khác nhau. Quá trình lọc này sẽ loại bỏ các vi sinh vật vật gây bệnh, giảm được độ màu, mùi hôi của nước thải.
Trong suốt quá trình vận hành cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng nước thải sau mỗi bậc xử lý để đảm bảo hệ thống làm việc ổn định, hiệu suất xử lý đạt tối ưu.
Nước thải sau khi qua các bậc xử lý sẽ đạt quy chuẩn xả thải của Nhà nước. công ty môi trường

XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÁ MỸ NGHỆ

06:46 |

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÁ MỸ NGH

Chế tác đá mỹ nghệ là nghề truyền thống của cha ông ta có lịch sử hàng trăm năm qua. Sự ra đời của làng đá giải quyết vấn đề việc làm cho người dân, tuy nhiên việc xuất hiện các làng nghề mang tính chất tự phát quy mô nhỏ lẻ xen kẽ với các khu dân cư. Do nguyên nhân này, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn làm ảnh hưởng đến đời sống con người và cảnh quan nơi đây. Theo dự án của công ty đưa ra, bảo vệ môi trường. Nước thải đá mỹ nghệ tập trung chủ yếu vào chỉ số pH và TSS, hàm lượng chất hữu cơ rất thấp. công ty môi trường



 Quy trình xử lý nước thải đá mỹ nghệ
Nước thải được dẫn đến bể lắng cát để lắng các hạt có kích thước lớn, tới bể điều hòa nồng độ chất thải có trong nước được ổn định nhờ máy cung cấp khí, ngoài ra bể này còn dùng để dự trữ nước khi làm việc quá tải hoặc sự cố cúp điện đột ngột. Do nước thải mỹ nghệ chủ yếu chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng nên biện pháp hóa lý gồm keo tụ, tạo bông được thực hiện. ở bể keo tụ hóa chất keo tụ được châm vào là phèn nhôm, hoặc phèn sắt tùy thuộc vào kinh phí và pH của nước thải, có lắp cánh khuấy ở bể này để tăng khả năng tiếp xúc của chất rắn lơ lửng với các chất keo tụ. nước qua bể tạo bông, chất trợ keo tụ được châm vào, tốc độ cánh khuấy bể này giảm dần để không làm vỡ bông cặn. nước tự tràn qua bể lắng, các bông cặn được lắng xuống và đi vào bể chứa cặn. nước trong qua bể lọc áp lực, nước trong đi ra nguồn tiếp nhận đạt cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT. 

ĐỀ XUẤT VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Ở VIỆT NAM

02:57 |

Đôi nét về tính chất của nước thải ở nhà hàng khách sạn 

1. Tính chất của nước thải nhà hàng khách sạn
Nước thải nhà hàng khách sạn gồm có các chất vô cơ, hữu cơ và vi sinh vật môi trường
Chất vô cơ có khoảng 40% - 50% trong lượng nước thải.Gồm có cát, đất sét, các axit và bazo vô cơ.Thành phần hóa học bao gồm có cac chất sắt, magie, canxi...vv.
Chất hưu cơ có khoảng 50% - 60% tổng lượng nước thải ra môi trường. Gồm có những chất thực phẩm thừa, phân hữu c.Thành phần hóa học gồm có protein, hydratcacbon, các chất béo dầu mỡ.
Vi sinh vật: chiếm 1 phần rất là nhỏ nhưng có tầm ảnh hưởng lên tính chất hóa học và sinh hóa của nước thải. Chủ yếu là vi khuẩn, vi rút, nấm, rong tảo
2. Đề xuất công nghệ
Hiện nay có các công nghệ xử lý nước thải nhà hàng khách sạn hiện đại nhưng chúng tôi hiện đang sử dụng công nghệ xử lý sinh học hiếu khí dính bám
Ưu điểm của công nghệ xử lý sinh học hiếu khí dính bám
Được thiết kế dựa trên các cơ sở dữ liệu công nghệ khoa học hiện đại nhất đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới
Mang tính hiệu quả xử lý rất cao do rất dễ vận hành máy móc và kiểm soát hệ thống cân bằng quá trình do chế độ thủy lực ổn định mà không cần phải có những kỹ sư có nhiều kinh nghiệm lâu năm. Bề mặt vật liệu rất lớn nên đòi hỏi phải có sinh khối vi sinh rất lớn, khả năng chịu sốc của vi sinh cao hơn so với những công nghệ xử lý truyền thống như Aerotank, SBR..v.v.
Lượng bùn vi sinh trong quy trình xử lý nước thải giảm nhiều hơn (gần 50%) đốivới các công nghệ Aerotank, SBR..v
Do công nghệ được thiết kế theo chiều cao, vật liệu đệm lớn, nống dộ vi sinh cao và ổn định nên giảm thời gian lưu nước và giảm chi phí đầu tư xây dựng.
II. Công nghệ xử lý nước thải nhà hàng khách sạn
1. Sơ đồ công xử lý nước thải



2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải khách sạn - công ty môi trường

Thiết bị tách rác: có nhiệm vụ loại bỏ các rác thô trong nhà hàng khách sạn tránh gây tắc nghẽn đường ống,làm hư hại những máy bơm ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình của giai đoạn xử lý nước thải sau đó.
Bể tách dầu mỡ: dầu mỡ được thải ra từ nhà ăn của khách sạn nhà hàng, nếu không kiệp thời xử lý sẽ gây ức chế hoặc chết các vi sinh vật trong nước. Cho nên nhiệm vụ của thiết bị này la loại bỏ hàm lượng dầu mỡ trong bể trước khi dẫn vào hệ thống xử lý. Dầu mỡ bi loại bỏ se được hút theo định kỳ.
Bể điều hòa: là đơn vị công trình rất quan trọng không thể bỏ qua trong các trạm, nhà máy xử lý nước thải nhà hàng khách sạn. Nhiệm vụ là điều hòa lưu lượng và nồng độ nước, giúp hệ thống làm việc ổn định và liên tục, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. nước thải được sục khí bằng các máy thổi khí và hệ thống đĩa thổi khí phân phối ở trong những bể điều hòa và sau đó đươc đưa lên bể sinh học hiếu khí có vật liệu bám dính.
Bể sinh học hiếu khí có vật liệu dính bám: được cấu tạo bằng bùn hoạt tính lơ lững hoặc bám dính là công trình có yếu tố quyết định đến hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà hàng khách sạn. Có dòng chảy của nước thải cùng chiều với dòng khí được sinh ra và được bơm từ dưới lên, vi sinh đón nhận oxy, chuyển hóa thành thức ăn và tăng sinh khối trên vật liệu plasdeck nhằm giảm lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất.
Quá trình này sau khi được hoàn thành song thì hàm lượng BOD, COD giảm 80% - 95% và hàm lượng bùn sinh ra cũng giảm 1 lương đáng kể so với hệ thống truyền thống.
Bể lắng II: có nhiệm vụ lắng và tách các bông bùn ra khỏi hệ thống.
Nước thải được đưa vào ống trung tâm và sau khi ra khỏi ống trung tâm sẽ được phân phối đều khắp toàn bộ mặt ngang của đáy ống trung tâm. Ống trung tâm được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống được chạm nhất, khi đó một số cặn lớn thắng được vận tốc nước sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Nước sau khi hoàn thành quá trình này thi có nồng dộ BOD, COD giảm 80% - 85%, lượng cặn ở đáy bể 1 phần được bơm về bể sinh học va bùn dư được chứa trong bể chứa bùn.
Phần nước trên mặt được thu vào máng thu nước sau đó sẽ đưa qua bể khử trùng.
Bể khử trùng : sau khi xử lý thi hàm lượng vi khuẩn trong nước còn khoảng 105-106/100ml, tuy là không phải chủ yếu các vi trùng gây bệnh nhưng không loại trừ khả năng gây bệnh cho nên chúng ta cần phải cho Chlorine nhằm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi trùng bi tiêu diệt
Bể chứa bùn: giữ và tách bùn lắng. bùn sau khi loại bỏ sẽ được đưa đi đổ bỏ hay chôn lấp định kỳ. phần nước sau khi tách cặn sẽ đươc đưa vào bể điều hòa nhằm tiếp tục quá trình xử lý.

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BÚN

02:28 |
                                    CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BÚN
Bún là một loại thực phẩm được con người Việt Nam dùng trong bữa ăn rất nhiều , nhiều vùng ở nước ta còn có đặc sản bún vd : bún cá nha trang , bún bò huế , bún đậu Hà Nội..... .
    Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế, xã hội văn hóa, kéo theo đó là sự phát triển của các làng nghề. Tuy nhiên sự phát triển của các làng nghề còn mang tính chất tự phát, quy mô nhỏ, hạn chế về công nghệ nên nước thải sản xuất bún được xả thải thẳng ra môi trường mà chưa qua xử lý. Ô nhiễm môi trường nước tại các làng nghề đang ở mức báo động, các chỉ số COD, BOD, TSS, N, P đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. công ty môi trường
Quy trình xử lý nước thải sản xuất bún


    Cũng như nước thải khác, nước thải sản xuất bún sẽ qua giai đoạn xử lý bậc I qua song chắn rác và bể lắng I để lọc cát, lắng các hạt có thể lắng bằng trọng lực. sau đó nước qua bể trung gian để ổn định lưu lượng và nồng độ. Nước qua bể sinh học kị khí theo thiết kế của bể UASB, vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ, phân giải chúng thành các hợp chất đơn giản, dễ phân hủy hơn, và thu hồi được năng lượng lớn là CH4. Sau khi qua bể UASB, nước thải dẫn qua bể sinh học hiếu khí Aerotank, vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan chuyển chất hữu cơ thành sinh khối, H2O và CO2. Nước và bùn tràn qua ngăn lắng, nước trong đi ra, nước qua bể trung gian có châm chlorine để khử trùng, các hạt cát được giữ lại ở bể lọc áp lực bằng các lớp cát thạch anh, sỏi,… xử lý nước thải

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NƯỚC MẮM

02:56 |
XỬ LÝ NƯỚC THẢI NƯỚC MẮM
Nghành công nghiệp thực phẩm phát triển rất mạnh khi nhu cầu cuộc sống của con người được nâng cao; Khi kinh tế phát triển hơn sẽ làm cho nhu cầu về sử dụng thực phẩm của xã hội ngày càng tăng. Trong đó, ngành công nghiệp nước mắm là một ngành công nghiệp lâu đời, và theo thời gian, dây chuyền công nghệ trong việc sản xuất nước mắm ngày càng hiện đại. Và đi đôi với sự phát triển của ngành công nghiệp này là lượng nước thải ngày càng nhiều của các nhà máy sản xuất loại sản phẩm này. Bên dưới là quy trình sản xuất nước mắm: xử lý nước thải
Nước thải trong quá trình sản xuất, cũng như từ quá trình vệ sinh thiết bị chứa rất nhiều các hợp chất vô cơ và hữu cơ dễ phân huỷ; Hàm lượng cặn, rắn lơ lửng cao do hiện tượng lắng cặn của nước mắm; Bên cạnh đó là hàm lượng COD, BOD, cũng như độ muối cao. Độ màu khá cao do sử dụng chất tạo màu trong quá trình sản xuất. Chính vì thế, quy trình xử lý cần phải qua các bước: công ty môi trường

Với hệ thống xử lý như trên thì nước thải sau khi xử lý có thể được tái sử dụng, điều này đặc biệt có lợi vì trong công nghiệp sản xuất nước mắm, lượng nước tiêu thụ trong quá trình sản xuất là rất lớn. Chính vì thế, nếu nước thải có thể tái sử dụng được thì công ty sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn trong chi phí sản xuất.
trích: http://hoachatcoban.org/hoa-chat-xu-ly-nuoc-thai-nuoc-mam/

GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH DƯỢC PHẨM

01:43 |
Nhu cầu cuộc sống của cong người ngày càng cao, do đó sức khỏe là vấn đề được mọi người quan tâm nhiều nhất, để đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe sự phát triển của các công ty dược phẩm ngày càng tăng. Thực trạng hiện nay là sức khỏe được quan tâm nhưng chất lượng nước xả thải đang ở mức báo động. Do loại nước thải ngành dược phẩm có chứ hàm lượng dầu mỡ cao, các hợp chất rất khó xử lý chứa vòng thơm, hàm lượng coliform rất cao. Ngoài ra, còn có các chất hoạt động bề mặt gây nên hiện tượng tạo bọt cản trở quá trình lọc, tự làm sạch của nguồn tiếp nhận, cả trở oxi hòa tan gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa.công ty môi trường
Quy trình xử lý nước thải ngành dược phẩm
   Qua nghiên cứu và tiến hình mô hình chạy thử, công nghệ của công ty áp dụng là hóa lý kết hợp sinh học và oxi hóa bậc cao, phương pháp này là phương pháp tối ưu nhất được lựa chọn.
Nước thải ngành dược phẩm từ các phân xưởng sản xuất tá dược, được gom về hố thu 1 qua song chắn rác, rác thải lớn được giữ lại trong giỏ lọc rác nhằm bảo vệ cho bơm, van, đường ống, cánh khuấy. Rác được lấy lên định kỳ, nhằm tắc ngẽn hố thu. Nước qua bể điều hòa có song chắn rác mịn để loại bỏ các hạt cát, nhiệm vụ của bể là ổn định lưu lượng và nồng độ. Sau đó nước qua bể phản ứng, hóa chất được châm như NaOH, polymer, PAC để thực hiện quá trình keo tụ - tạo bông. Nước tràn qua bể lắng để lắng các bông bùn hóa lý, nước trong qua bể trung gian để ổn định lưu lượng. Tiếp đó nước qua bể UASB, quá trình oxy hóa chất hữu cơ của vi sinh vật kỵ khí theo nguyên lý sinh trưởng bùn hoạt tính. Nước tràn qua bể sinh học AFBR, tại đây bể xảy ra 3 quá trình: sinh trưởng lơ lửng, tùy nghi khử nitơ và phootpho, sinh trưởng bám dính, các chất dầu mỡ sẽ được khử đến 95%. Do hàm lượng coliform quá cao nên phương pháp oxy hóa bậc cao được lựa chọn, chất oxy hóa là O3. Các hạt cặn lơ lửng sẽ được lọc qua bể áp lực, cát hạt cặn không lắng đượ bằng trọng lực sẽ đi được giữ lại qua các lớp sỏi, cát, than hoạt tính xếp dày đặc. để đạt tiêu chuẩn nước đầu B theo QCVN 40: 2011/BTNMT nước qua bể khử trùng có chấm chlorine.


Công nghệ xử lý nước thải ngành mực in

00:28 |
Nước thải ngành sản xuất mực in rất đặc biêt, nước thải từ quá trình sản suất không nhiều mà chủ yếu là từ nước thải vệ sinh máy móc, phân xưởng nhưng nồng độ của chất ô nhiễm rất cao. Đặc tính của xử lý nước thải mực in có độ màu cao, chỉ số BOD, COD rất cao, nếu không được xử lý nguồn tiếp nhận có màu, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của rong rêu tảo và các loại sinh vật thủy sinh. Mặt khác, gây màu cho nguồn tiếp nhận, làm mất cảnh quan môi trường.
Quy trình xử lý nước thải ngành mực in
 Để đảm bảo cho nước được hòa trộn, và do các đường ống được lắp đặt không tập trung nên ta xây dựng một hố thu để tập trung nước thải, trước đó đặt 1 song chắn rác để loại bỏ rác thô và bảo vệ bơm. Tiếp sau đó nước được đưa qua bể điều hòa, để ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải ta lắp đặt máy khuấy trộn chìm nhằm cung cấp O2 để ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn, ngăn mùi. Nước qua bể keo tụ - tạo bông, tại đây hóa chất được châm vào là phèn nhôm và polymer. Chức năng của phèn nhôm là phá vỡ hệ thống cân bằng hệ keo, polymer có nhiệm vụ kết dính bông cặn, tạo thành các hạt cặn lớn, tốc độ khuấy lúc đầu tăng dần để tăng kích thước bông cặn, lúc sau tốc độ giảm dần để các bông cặn không vỡ ra. Sau đó nước qua bể lắng, nước trong sẽ sang bể lọc áp lực có chứa cát, sỏi, than đá. Nước qua bể lọc qua nguồn tiếp nhận đạt cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT. Bùn từ bể lắng sẽ qua bể chứa bùn để ráo nước, rồi đưa về nơi thu gom để xử lý.
Công nghệ hóa lý này có rất nhiều ưu điểm: tiết kiệm diện tích, bảo trì thiết bị dễ dàng, dễ dàng cải tạo, nâng cao xử lý. công ty môi trường
Nhược điểm: phải có chu trình thu hồi bùn định kỳ để đảm bảo lượng nước đạt tiêu chuẩn đầu ra.

GIỚI THIỆU XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

01:52 |
Xử lý nước thải bệnh viện gồm hai nguồn: nguồn thứ nhất là nước thải từ sinh hoạt của cán bộ, căn tin, từ khu nuôi trú người thăm bệnh nhân và bệnh nhân chứa nhiều N,P, dầu mỡ, chất hữu cơ. Nguồn thứ hai là dịch, máu, hóa chất từ phòng thí nghiệm, giải phẫu chứa nhiều vi trùng nguy cơ gây bệnh cao. Vì đây là một trong những nguồn nước thải có dòng chất thải nguy hại nên phương pháp áp dụng phải triệt để không có khả năng gây hại về sau.

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện
Nước thải từ khu sinh hoạt và nước thải từ giải phẫu qua song chắn rác, lọc bỏ các túi rác, rác thô, tiếp theo qua bể lắng cát, loại bỏ các hạt cát, cặn lớn và đi vào hố thu gom. Song song với 2 bể trên, nước từ nhà về sinh chảy về bể tự hoại, và cũng đi chung vào hố thu gom để hòa trộn các dòng vào với nhau. Nước sẽ qua bể điều hòa tại đây lưu lượng và nồng độ của nước thải được ổn định, đây là công trình an toàn cho cả hệ thống, tránh tắc ngẽn nước, đảm bảo lượng nước cho các công trình sau nếu có sự cố mất nước. Ở bể này nước thải được cung cấp O2  nhờ hệ thống đĩa thổi khí để tránh hiện tượng yếm khí xuất hiện. Nước qua bể kỵ khí UASB, dựa trên hoat động của vi sinh vật kỵ khí sinh trưởng lơ lửng dưới đáy bể, chất hữu cơ như protein, cacbohydrat sẽ bị vi sinh vật phân hủy, giảm nhanh chóng chỉ số COD. Nước chảy qua bể thiếu khí theo hướng từ dưới lên, nhiệm vụ chính của bể là khử N, P, với sự có mặt của một phần O2. Nước sau khi ở bể này sẽ qua bể hiếu khí BIOFOR, nguyên lý hoạt động của vi sinh vât hiếu khí là sinh trưởng bám dính, bể này quyết định hiệu quả xử lý của quá trình, nước và khí chảy cùng chiều từ dưới lên, hàm lượng COD, BOD giảm đến 95%. Tiếp tục nước qua bể lắng, lắng các bùn hoạt tính, nước trong phía trên sang bể khử trùng, để nước đầu ra đạt chất lượng tốt nhất, sự lựa chọn tối ưu là O3. Bùn của bể BIOFOR sẽ tuần hoàn lại bể UASB để khử hoàn toàn nitrate, bùn dư từ bể lắng và bể điều hòa được qua bể nén vào máy ép bùn và được đem đi phơi. Chất lượng nước đầu ra đạt cột A/QCVN 28/2010/BTNMT

Trích: http://hoachatcoban.org/gioi-thieu-nuoc-thai-y-te/

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ SẢN XUẤT BIA

01:30 |
I.    Giới thiệu về nước thải sản xuất bia
Ngày nay, nhiều nhà máy, khu công nghiệp xuất hiện rất là nhiều kèm theo đó và sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó vẫn còn những hệ lụy khó có thể khắc phục được. Đặc biệt đó là vấn đề về môi trường. Và một trong những ngành công nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường đó là công nghiệp sản xuất bia.
Nước thải sản xuất bia có nồng độ BOD5, COD, SS rất cao. Ngoài ra, còn một số hóa chất trong quá trình sản xuất như NaOH, CaCO3, CaSO4…rất dộc hại cho sinh vật vì vậy chúng ta cần có biện pháp xử lý hiệu quả.
II.    Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia
Với những đặc tính của nước thải như vậy thì công nghệ xử lý được đề xuất để xử lý hiệu quả và nguồn ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT như sau xử lý nước thải

III.    Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Nước thải sau khi sản xuất được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ những chất rắn có hại cho đường ống. Sau đó được đưa về hố thu và chảy qua bể điều hòa. Tại đây điều chỉnh lại pH của nước thải, nồng độ và liều lượng. Tiếp theo cho qua bể lắng 1 để lắng trọng lực. Và dẫn nước thải đi qua bể UASB xảy ra quá trình xử lý sinh học kỵ khí và khí thoát ra sẽ được thu vào. Nước thải tiếp tục qua bể Aerotank vởi sự xử lý của vi sin vật hiếu khí, có sục khí vào và dẫn qua bể lắng 2 để lắng và cuối cùng cho qua bể khử trùng và đi ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT. công ty môi trường
Để hiểu rõ hơn về công nghệ xử lý hiện đại này, quý khách hãy liên hệ với công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn miễn phí. Kính chúc quý khách thành công! ^^
trích: http://hoachatcoban.org/hoa-chat-xu-ly-nuoc-thai-san-xuat-bia/

Ưu điểm và nhược điểm công nghệ xử lý nước thải công nghiệp giấy

18:37 |
Xử lý nước thải sản xuất giấy
Giấy là sản phẩm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, là vật dùng cần thiết trong cuộc sống, song để sản xuất ra giấy, phải tiêu tốn một lượng không lớn tài nguyên rừng và nước. Bảo vệ môi trường luôn song hành với sự phát triển của ngành nên vấn đề xử lý nguồn nước thải là vấn đề quan tâm của mọi nhà máy sản xuất giấy. đặc tính của nước thải sản xuất giấy là pH cao từ 9 – 11.5 do kiềm dư gây ra, hàm lượng COD, BOD5, SS cao rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt, nước chứa kim loại nặng, dịch đen, những hợp chất thơm đa vòng là những hợp chất có độc tính sinh học cao, gây bệnh về ung thư.
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải giấy :
Nước thải qua hố thu qua song chắn rác để lược bỏ các loại rác thô, rác này được đem đi xử lý ở bãi chôn lấp. Sau đó nước qua bể lắng cát, cát được lọc qua sân phơi cát. Nước qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ bằng cách sục khí, hòa trộn đều, điều chỉnh pH của nước bằng cách châm acid để giảm pH xuống còn 6 -7. Nước được bơm qua bể keo tụ, châm hóa chất phen nhôm để tăng quá trình keo tụ, phá vỡ hệ cân bằng hạt keo. Nước chuyển sang bể tạo bông, polymer được châm vào, các bông cặn hình thành sẽ lớn dần. nước qua bể lắng I để loại bỏ các bông cặn, sau đó qua bể kị khí UASB, vi sinh vật kị khí phân hủy chất hữu cơ giải phóng ra năng lượng. Sau khi đi qua bể UASB, nước qua bể aerotank, vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ rất tốt, nước tràn sang bể lắng II bông cặn phía dưới nước trong phía trên trản ra máng thu đi qua bể khử trùng diệt vi sinh vật gây bệnh và vào nguồn tiếp nhận.
- Ưu điểm: với tỷ lệ BOD5/COD < 0.55 và hàm lượng COD cao (>1000mg/l) xử lý kỵ khí và hiếu khí rất đạt hiệu quả, vận hành đơn giản, xử lý triệt để.
- Nhược điểm: chi phí vận hành cao công ty môi trường



Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải mực in

21:48 |
Giới thiệu xử lý nước thải mực in
Ít ai biết trong nước thải mực in có chứa rất nhiều chất gây ô nhiễm môi trường , ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. Nhưng số lượng nước thải mực in trong quá trình sản xuất là không nhiều . Chủ yếu lượng nước thải mực in được thải ra từ việc vệ sinh máy in, xưởng in, mực in bị đổ ra ngoài.
Tuy số lượng ít nhưng nước thải mực in rất khó xử lý vì trong thành phần nước thải mực in có chứa các chất hữu cơ khó xử lý, các chất hữu cơ này gây ảnh hưởng trực tiếp và sâu đối với môi trường thủy sinh , và môi trường sống nơi nó được thải ra.
Các thành phần chủ yếu của nước thải mực in

Ưu điểm và nhược điểm công nghệ xử lý nước thải ngành mực in:
Ưu điểm
Nơi đặt công trình xử lý nước thải mực in không cần quá lớn
Công trình xử lý nước thải hoạt động hoàn toan tự động cho năng xuất cao
Công nghệ xử lý nước có quy trình ,giai đoạn rõ ràng nên khi bảo trì mọi việc sẽ dễ dàng hơn
Công suất cao hơn
Nước thải mực in sau khi xử lý đạt đúng các tiêu chuẩn của nhà nước theo các quy định hiện hành của pháp luật (QCVN 40:2011 cột B).
Nhược điểm
Để có thể vận hành tốt quy trình xử lý nhân viên phải được đào tạo kỹ càng về các lý thuyết hóa lý
Khá tốn kém - công ty môi trường

Quy trình Xử lý nước thải cao su

20:34 |
I)    Tổng quan về xử lý nước thải cao su
Kinh tế ngày càng phát triển, cùng với đó nhu cầu sử dụng cao su ngày càng tăng, cao su được sử dụng hầu hết trong lĩnh vực sinh hoạt hằng ngày cho đến sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Nhưng việc sản xuất và chế biến mủ cao su thiên nhiên( gọi tắt là cao su) hiện nay xả ra môi trường một lượng lớn nước thải, ước tính mỗi năm lên đến 5 triệu m3 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy việc xử lí nước thải sinh ra trong quá trình chế biến mủ cao su là hết sức cần thiết và cực kì quan trọng.
II)    Thành phần và tính chất nước thải cao su
Nhà máy chế biến mủ cao su hằng ngày thải ra một lượng nước thải rất lớn, đặc biệt ở khâu đánh đông mủ( đối với quy trình chế biến từ mủ nước) với lượng nước thải ước tính từ 600-1800m3 tính riêng cho mỗi nhà máy. Nước thải này chứa hàm lượng các chất hữu cơ rất lớn điển hình như acid acetic, protein, đường, chất béo… Trong đó COD đạt từ 2.500-35.000mg/l, BOD từ 1.500-12.000mg/l ngoài ra cần phải quan tâm lớn đến SS, Nito, Photpho... . Bên cạnh đó các chất hữu cơ chứa trong nước thải có thể phân hủy kị khí sinh ra H2S và mercaptan gây độc và mùi hôi thối.
III)    Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cao su
IV)    Thuyết minh quy trình công nghệ công ty môi trường
Đầu tiên nước thải sẽ đi qua SCR thô để loại bỏ hết những rác có kích thước lớn, đảm bảo không bị tắt đường ống cũng như gây hại cho máy bơm ở phía sau, tiếp đến nước thải cao su sẽ được dẫn sang bể tiếp nhận tại đây ta lắp thêm một SCR tinh để loại bỏ thêm những rác mịn, sau đó nước thải được bơm lên bể điều hòa, tại bể điều hòa ta sẽ châm hóa chất để điều chỉnh pH, đồng thời với hệ thống khí nén được bơm vào bể để hòa trộn đồng đều nước thải tránh hiện tượng lắng cặn ở đáy bể. Tiếp đến nước thải sẽ chảy sang bể gạn mủ để thu lại những cặn mủ, và tiếp tục sang bể UASB tại đây các vi sinh vật kị khí sẽ phân hủy kị khí các chất hữu cơ có trong nước thải với sản phẩm sinh ra là các khí như CH4, NH3…khí metan sinh ra sẽ được thu hồi. Hiệu suất xử lí của bể UASB là từ 60-80%, sau đó nước thải được tiếp tục qua xử lí sinh học hiếu khí để loại bỏ triệt để các chất hữu cơ còn lại. Nước thải sau quá trình xử lí sinh học hiếu khí sẽ được dẫn qua bể lắng 2 để lắng phần nước trong dẫn qua bể khử trùng, dung dịch khử trùng sử dụng ở đây là clo, hết giai đoạn khử trùng nước thải sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận( nước thải sau xử lí đạt QCVN 01:2008/BTNMT- cột A)
Để hiểu rõ hơn về quy trình bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn rõ hơn! Chúc bạn có một ngày làm việc vui vẻ - 

XỬ LÍ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN BỘT MÌ

19:49 |
Xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì
•    Thành phần nước thải



Nguồn: Khoa Môi Trường – Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM
•    Quy trình công nghệ xử lí
Nước thải→ song chắn rác→ bể điều hòa→ bể axit hóa→ bể trung hòa→ bể sinh học kị khí UASB→ bể hiếu khí→ bể lắng→ hồ sinh học→ nước đầu ra.
•    Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải
Nước thải qua song chắn rác được giữ lại các rác, cặn thô.
Bể điều hòa dùng để điều hòa lưu lượng, ổ định dòng chảy cho bể phản ứng sau.
Bể axit hóa dùng để xử lí xianua.
Bể trung hòa dùng điểu chỉnh pH.
Bể sinh học kị khí xử lí 60 – 95% COD.
Bể sinh học hiếu khí xử lí phần BOD và COD còn lại.
Bể lắng dùng để lắng cặn ở bể sinh học.
Hồ sinh học xử lí phần hữu cơ còn lại.

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm

23:56 |
xử lý nước thải dệt nhuộm
I. Giới thiệu:
Ngành may mặc ở nước ta hiện nay đang là một trong những ngành đứng đầu, góp phần rất lớn trong quá trình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh như vậy cũng sẽ dẫn đến việc ô nhiễm môi trường ngày càng nặng hơn. Nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm này là do nước thải được đưa ra môi trường khi chưa được xử lý cũng như chỉ được xử lý một cách sơ xài, không đảm bảo quy chuẩn đã đặt ra.
Nước thải dệt nhuộm tuy có lượng hữu cơ trung bình nhưng điều cần lưu ý ở việc xử lý là những kim loại nặng – những chất sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp với hệ sinh thái cũng như sức khỏe con người.
II. Sơ đồ công nghệ
Với những đặc trưng như trên, hầu hết đều tập trung xử lý những chất rắn lơ lửng bằng các phương pháp hóa lý và sử dụng các bể hiếu khí để xử lý hoàn toàn các chất hữu cơ.
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải
Nước thải đi qua song chắn rác để loại bỏ các cặn lớn nhằm tránh hư tổn đường ống và các công trình khác. Nước được đưa đến bể điều hòa để đảm bảo lưu lượng và nồng độ. Sau đó, nước được đưa đến các bể keo tụ - tạo bông để xử lý các chất cặn lơ lửng. Tại đây, phèn và polymer được châm vào nhằm tăng hiệu quả xử lý. Sau keo tụ - tạo bông, nước sẽ được lắng nhằm loại bỏ hoàn toàn các cặn này. Nước sau khi được xử lý hóa lý sẽ được xử lý các chất hữu cơ bằng bể Aerotank. Máy thổi khí sẽ cấp khí cho bể. Tiếp đó, nước sẽ vào bể lắng để lắng các cặn bùn. Cuối cùng nước sẽ được khử trùng bằng clo để tiêu diệt các vi sinh vật. Các bùn dư sẽ qua bể nén bùn và máy ép bùn để xử lý. Nước đầu ra sẽ đảm bảo đạt cột B QCVN 13:2008/BTNMT. công ty môi trường

Xử lý nước thải sản xuất giấy

18:42 |
I. Giới thiệu xử lý nước thải sản xuất giấy:
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất giấy đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, song song với sự phát triển mạnh mẽ đó là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng cao. Hàng năm, ngành công nghiệp này đã thải vào môi trường một lượng lớn nước thải chưa được xử lý cũng như xử lý chưa đảm bảo quy chuẩn được quy định.
Nước thải từ quá trình sản xuất giấy thường có đặc trưng là lượng chất rắn lơ lửng khá cao, thành phần hữu cơ thấp. Do đó, việc xử lý nước thải này chủ yếu là xử lý hóa-lý để loại bỏ các cặn lơ lửng và xử lý sinh học các thành phần hữu cơ.
II. Dây chuyền công nghệ
Với những đặc trưng đã đề cập, dây chuyền xử lý được ứng dụng khá đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả tương đối cao
Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải
Nước đầu vào sẽ được đi qua các song chắn rác để loại bỏ các cặn lớn nhằm tránh ảnh hưởng đến đường ống và các công trình sau. Tiếp đó, nước được đưa vào bể lắng cát để lắng những cặn nhỏ và thu hồi một phần bột giấy để tái sản xuất. Nước sau khi ra khỏi bể lắng cát sẽ được đưa vào hệ thống bể keo tụ - tạo bông để loại bỏ các hạt không thể lắng. Ở các bể này, phèn và polymer sẽ được bơm định lượng giúp tăng hiệu suất của quá trình. Sau keo tụ - tạo bông, nước sẽ được đưa vào bể lắng để loại hết những cặn này. Ra khỏi bể lắng sơ cấp, nước được đưa vào bể Aerotank để xử lý sinh học các chất hữu cơ. Máy cấp khí sẽ được thổi để tăng hiệu suất của quá trình. Tiếp sau là các bể lắng và lọc, với hệ thống này, nước có thể loại bỏ được gần như hoàn toàn các cặn và đảm bảo đạt cột B QCVN 12:2008/BTNMT. Bùn dư sẽ được đưa vào bể ép bùn và đem đi xử lý.

Để hiểu rõ hơn về công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy, kiến thức vận hành và các vấn đề liên quan. Rất chào mừng bạn đọc liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn và tham quan công trình xử lý hoàn toàn miễn phí. Chúc các bạn một ngày làm việc thành công. Thân ái! công ty môi trường

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BẰNG CÔNG NGHỆ DEWATS

20:06 |
 Xử lý nước thải chế biến thực phẩm
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành đóng vai trò quan trong đối với nước ta, cùng với sự phát triển của đất nước thì ngành chế biến thực phẩm ngày càng được hoàn thiện hơn về quy trình sản xuất, cũng như thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Tuy nhiên, trong các công đoạn của quá trình sản xuất thải ra một lượng lớn các phế thải như nước thải, rác thải, khí thải…làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các sinh vật tự nhiên và sức khỏe con người, trong đó một trong những vấn đề nan giải hiện nay nước ta vẫn đang lo ngại đó là vấn đề nước thải sau những công đoạn chế biến vẫn chưa được xử lý triệt để.
Thành phần chủ yếu của nước thải sau chế biến thực phẩm là hàm lượng BOD, COD cao, nito, photpho cao,và dầu mỡ…xử lý nước thải
Và sau đây chúng tôi đưa ra một công nghệ để xử lý một cách có hiệu quả đạt chuẩn đầu ra theo quy định của nhà nước đối với loại nước thải này, đó là công nghệ DEWATS, đây có thể nói là một công nghệ mới, đang và sẽ tiếp tục được phát triển ở những nước đang phát triển như nước ta, so với những công nghệ truyền thống thì công nghệ này có thể nói là rất hiệu quả, chi phí đầu tư thấp, dễ vận hành, giảm được hàm lượng ô nhiễm trong nước thải cao.
Dưới đây là sơ đồ công nghệ


Hệ thống công nghệ xử lý DEWATS gồm các bước xử lý :
Xử lý bậc 1: tại đây quá trình lắng diễn ra, các hạt lơ lửng có khả năng lắng, nhằm loại bỏ cặn, các hạt có kích thước lớn để giảm tải cho các quá trình tiếp theo.
Xử lý bậc 2: trong quá trình này nhờ hoạt động của vi sinh vật kị khí mà loại bỏ các hạt lơ lửng và hòa tan trong nước thải. Trong bước này có hai quá trình xảy ra: bể phản ứng kị khí Baffle Reactor (BF) có các vách ngăn và bể lắng kị khí Anarobic Filter (AF).
Xử lý bậc 3: xử lý hiếu khí, tại đây chúng ta sử dụng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang, trong quá trình này cây sẽ cũng cấp oxi cho hoạt động của vi sinh vật nhờ bộ rễ, và nó cũng có khả năng hấp thu những kim loại nặng, và các chất hữu cơ như nito, photpho có trong nước thải sử dụng làm nguồn dinh dưỡng cho mình, giúp làm giảm mùi hôi thối trong nước thải.
Khử trùng: tất cả các loại nước thải sau khi được xử lý điều phải được khử trùng trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận. tại đây hồ chứa được thiết kế để nhờ bức xạ mặt trời chiếu xuyên qua nhằm tiêu diệt những vi sinh vật gây bệnh.
Đây là một công nghệ có thể nói là xử lý nước thải hiệu quả, loại bỏ đc hàm lượng BOD, COD cao, và nito, photpho có thể được áp dụng để xử lý những loại nước thải có thành phần tương tự. công ty môi trường

Tổng quan về xử lý nước thải xi mạ

01:35 |
I) Tổng quan về xử lý nước thải xi mạ

Nước thải xi mạ phát sinh ít, thành phần chứa ít các chất hữu cơ nhưng hàm lượng kim loại nặng rất cao. Chúng độc đối với sinh vật, gây tích tụ sinh học theo chiều dài chuỗi thức ăn.

Ngoài ra còn ảnh hưởng đến đường ống dẫn nước,gây ăn mòn, xâm thực hệ thống cống, ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi,làm thoái hóa đất do sự chảy tràn và thấm nước thải.

Nước thải từ quá trình xi mạ nếu không được xử lí, qua thời gian tích tụ bằng các con đường khác nhau sẽ tồn đọng trong cơ thể con người gây các bệnh nguy hiểm như viêm loét da, viêm đường hô hấp, ung thư….

II) Thành phần và tính chất nước thải

Nước thải từ quá trình xi mạ có thành phần đa dạng và pH biến đổi từ axit 2-3 đến kiềm 10-11. Đặc trưng chung của nước thải xi mạ là chứa hàm lượng cao muối vô cơ và kim loại nặng. Thành phần hữu cơ chứa ít trong nước thải nên BOD,COD thường thấp và không cần xử lí. Đối tượng xử lí chính là các ion vô cơ và đặc biệt là các muối kim loại nặng như Cu, Cr, Ni, Zn…

III) Các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải xi mạ hiện nay

1. Phương pháp xử lí.

a) Phương pháp kết tủa

b) Phương pháp trao đổi ion

c) Phương pháp điện hóa

d) Phương pháp sinh học - công ty môi trường

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY

20:24 |
Xử lý nước thải sản xuất giấy
I. Giới thiệu
Công nghiệp sản xuất giấy là ngành chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội, nghành này cũng phát sinh nhiều nước thải với nhiều thành phần ô nhiễm khác nhau do sử dụng nhiều nước với hóa chất( hồ, phủ, chất độn, phụ gia) trong quá trình sản xuất. Nước thải với lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm cao có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và con người nếu như nước thải không được xử lý phù hợp. Nước thải của ngành công nghiệp giấy có hàm lượng COD khá cao 22000-46500 mg/l, BOD5 chiếm từ 40-60% COD, phần lớn được tạo ra từ những chất hữu cơ không Lignin. Ngoài các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải dịch đen thì nước thải của xeo giấy có tỉ lệ COD, BOD, Lignin không cao bằng nước thải dịch đen, nhưng các chỉ tiêu này cũng vượt quá giới hạn cho phép. Do đó cần xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận là một điều tất yếu.

II. Quy trình công nghệ xử lý nước thải
Nước thải được xử lý sơ bộ nhằm điều chỉnh pH thích hợp, loại bỏ những tạp chất thô, lắng các tạp chất vô cơ. Sau đó qua hệ thống xử lý hóa lý loại bỏ các chất rắn lơ lửng bằng các hợp chất keo tụ tạo bông. Tiếp sau, nước thải qua hệ thống xử lý sinh học với bể hiếu khí Aerotank, ở đây diễn ra quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ, chất rắn hòa tan. Để tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, phải có hệ thống sục khí để cung cấp khí O2 cho toàn bộ diện tích của bể . Lúc này vi sinh vật lấy chất thải (chất hữu cơ..) làm thức ăn để phát triển và tạo thành bông bùn lắng gọi là bùn hoạt tính. Do đó một phần bùn ở bể chứa bùn sẽ tuần hoàn lại trước bể Aerotank để cung cấp chất dinh dưỡng, độ ẩm cho vi sinh vật tồn tại. Sau khi qua hệ thống xử lý sinh học nước được khử trùng và qua nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn cột B theo QCVN 12/2008/BTNMT.công ty môi trường