Giảm thời gian tiêm mũi 3 vắc xin phòng COVID-19 từ 6 tháng còn 3 tháng để phòng dịch hiệu quả trước biến chủng mới

18:42 |

Trước nhu cầu tìm hiểu thông tin về việc tiêm phòng covid mũi 3. Chúng tôi xin chia sẽ lại bài viết của các chuyên gia đầu ngành đến quý đọc giả .

Với sự hỗ trợ của Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược (SAGE) về Tiêm chủng và Nhóm Công tác về vắc xin COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục xem xét các bằng chứng mới về sự cần thiết và thời điểm tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19. Đặc biệt cần quan tâm đánh giá tác động của việc xuất hiện biến thể mới Omicron trong thời gian gần đây lên hiệu quả của vắc xin.

Cho đến nay, các bằng chứng cho thấy mức độ bảo vệ của vắc-xin chống lại bệnh nặng sẽ giảm trong vòng 6 tháng sau khi tiêm đầy đủ liều cơ bản. Trong đó, thời gian bảo vệ chống lại biến thể Omicron có thể bị thay đổi và vẫn đang được nghiên cứu. Bằng chứng về hiệu quả của vắc xin đang suy giảm, đặc biệt là sự suy giảm khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng ở các nhóm dân số có nguy cơ cao. Do đó, đòi hỏi phải có sự phát triển  và tối ưu hóa các chiến lược tiêm chủng để phòng ngừa bệnh nặng, bao gồm cả việc sử dụng có mục tiêu tiêm chủng các liều tăng cường vắc xin phòng COVID-19.

Đa số các trường hợp nhiễm COVID-19 hiện tại được quan sát thấy nằm ở những người chưa được tiêm phòng vắc xin COVID-19. Đối với những trường hợp đã tiêm ngừa nhưng vẫn nhiễm COVID-19 sau đó thì trong hầu hết các trường hợp, các biến cố này ít nghiêm trọng hơn so với những người chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên, dữ liệu mới liên tục cho thấy sự suy giảm về hiệu quả của vắc xin chống lại sự lây nhiễm COVID-19 theo thời gian kể từ khi tiêm chủng và sự suy giảm đáng kể hơn ở người lớn tuổi. Cụ thể, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng COVID-19 giảm khoảng 8% (khoảng tin cậy 95% (KTC 95%): 4 - 15%) trong thời gian 6 tháng ở tất cả các nhóm tuổi. Ở người lớn trên 50 tuổi, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng giảm khoảng 10% (KTC 95%: 6 - 15%) so với cùng kỳ. Hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh có triệu chứng giảm 32% (KTC 95%: 11 - 69%) đối với những người trên 50 tuổi.

Theo thống kê của WHO cho thấy hiện nay có ít nhất 126 quốc gia trên toàn thế giới đã đưa ra khuyến nghị về tiêm chủng liều nhắc lại hoặc bổ sung vắc xin phòng COVID-19 và có hơn 120 quốc gia đã bắt đầu triển khai theo chương trình. Đối tượng mục tiêu được ưu tiên phổ biến nhất đối với liều nhắc lại là người lớn tuổi, nhân viên y tế và người bị suy giảm miễn dịch. Các quyết định đề xuất và triển khai về liều tăng cường vắc xin phòng COVID-19 rất phức tạp. Ngoài dữ liệu lâm sàng và dịch tễ học, cần phải xem xét các chiến lược, chương trình quốc gia và quan trọng là đánh giá mức độ ưu tiên của nguồn cung cấp vắc xin trên toàn cầu. Một số nước trên thế giới như Philippines, Anh, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, … đã cắt giảm khoảng thời gian sử dụng liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 từ 6 tháng xuống còn ít nhất 3 tháng sau khi tiêm đủ liều thứ hai của liều vắc xin cơ bản, nhằm mục đích cố gắng ngăn chặn sự gia tăng các ca bệnh mới, đặc biệt là kiềm chế khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron.



Tương tự, ngày 17/12/2021, Bộ Y tế cũng đã ban hành văn bản số 10722/BYT-DP. Cụ thể quy định:

+Tiêm liều bổ sung vaccine COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên và đảm bảo bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine) với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng bao gồm: người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người ghép tạng, ung thư, HIV;… người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V.  Loại vaccine tiêm bổ sung cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.

+Tiêm liều nhắc lại vắc xin COVID-19 cho đối tượng người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng.

Qua đó đặc biệt chú ý việc rút ngắn thời gian tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 còn 3 tháng thay vì 6 tháng theo văn bản số 10225/BYT-DP ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế trước đây để phù hợp với tình hình Việt Nam hiện tại. Từ đó, góp phần phòng dịch hiệu quả để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản.

Thủy Tiên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

CHIA SẼ KINH NGHIỆM TRƯỚC KHI TIÊM CHỦNG

06:18 |

 Khám sàng lọc trước tiêm chủng

1. Tại sao cần khám sàng lọc trước khi tiêm chủng

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ (người được tiêm) tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.

Vì vậy, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.

2. Những thông tin cần thông báo cho bác sĩ là gì?

Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe và lịch sử tiêm chủng như:

  • Trẻ đã đủ cân nặng 2.5kg chưa? (Nếu là trẻ sơ sinh)
  • Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường không?
  • Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không? Trẻ có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý mắc phải khiến trẻ phải nhập viện điều trị từ khi sinh đến nay.
  • Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không?


Với người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, những loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp.

Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai.


Hướng dẫn trước khi tiêm chủng

Với trẻ nhỏ:

  • Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.
  • Nếu trẻ chưa đạt tiêu chuẩn về cân nặng hoặc có một trong các biểu hiện bệnh lý thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đủ cân nặng, hết sốt hoặc khỏi bệnh.
  • Nếu trẻ có các phản ứng nặng sau tiêm ở các lần tiêm trước thì sẽ ngưng tiêm các mũi tiếp theo (nếu có).
  • Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ (người chăm sóc) cần mang đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ theo dõi và phối hợp cùng bố mẹ đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.
  • Tại cơ sở tiêm chủng, bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ và đánh giá toàn diện thể trạng của trẻ. Căn cứ vào kết quả khám và lịch sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ phối hợp cùng bố mẹ lựa chọn mũi tiêm tiếp theo.
  • Bố mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyế cáo. Việc tiêm chủng đúng thời điểm sẽ giúp tạo miễn dịch hiệu quả cho trẻ, tránh trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng.

Với người lớn

Người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, các loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước.


TRÍCH NGUỒN: VNCC



Chia sẻ kinh nghệm sau khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

06:14 |
  1. Bạn cần chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần sau tiêm
  2. Bạn có thể gặp một số dấu hiệu thông thường như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng đỏ chỗ tiêm, bồn chồn,…
  3. Sau khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng như sau hãy đến ngay cơ sở y tế.
  • Ở miệng: tê quanh môi hoặc lưỡi;
  • Ở da: phát ban, nổi mẩn đỏ, tím tai hoặc đỏ da;
  • Ở họng: ngứa, căng cứng, nghẹn họng;
  • Đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng;
  • Đường hô hấp: khó thở, thở rít, khò khè;
  • Toàn thân: chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã.


  1. Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 là hiếm gặp như: sốt cao; sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm; tăng hoặc tụt huyết áp; đau cơ dữ dội

Tổ truyền thông phòng chống Covid-19

Nguồn: TTXVN


Những điều các bà vợ không nên nhường nhịn chồng mình

22:11 |

Bài viết được Admin trang sưu tầm từ báo vnexpress, với tiêu chí tăng cường cho người đọc thêm kiến thức về hôn nhân gia đình cho người Việt Nam. Bài viết khá chi tiết, Admin mong bài viết sẽ giúp ít nhiều cho các cặp vợ chồng Việt Nam hiện tại.

Cách ứng xử của phụ nữ trong một số hoàn cảnh sẽ khiến chồng tôn trọng, yêu thương hoặc sẽ chán ghét, khinh thường.

Khi chồng ngoại tình

Nếu một người đàn ông phản bội hôn nhân, bội bạc tình cảm mà bạn dễ dàng tha thứ lần thứ nhất, gần như chắc chắn sẽ có lần tái phạm thứ hai, thứ ba. Sự tha thứ dễ dàng của bạn không bao giờ khiến người đàn ông ăn năn, hối lỗi, nhận ra bài học.

Tất nhiên không khuyến khích mọi người ly hôn khi bạn đời phản bội. Việc này cần tùy trường hợp cụ thể, bản chất sự việc và bạn có còn yêu chồng hay không. Nhưng dù sao, nếu người chồng mắc lỗi, anh ta cần bị trừng phạt vì điều đó.

Hơn nữa, khi bạn dễ dàng tha thứ, không những không khiến anh ta cảm kích, ngược lại anh ta còn khinh thường bạn, cho rằng bạn nhu nhược, dễ bắt nạt, dễ điều khiển, bị phụ thuộc vào anh ta.



Người vợ cứng rắn khi chồng ngoại tình sẽ được anh ta kính trọng. Ảnh: Aboluowang.

Không tôn trọng gia đình bạn

Ngoài đời có không ít người đàn ông khinh thường bố mẹ vợ, anh chị em đằng ngoại. "Em cô ly hôn hai lần. Chắc chắn vấn đề là ở nó. Nếu không tại sao luôn bị đàn ông bỏ rơi", "Bố mẹ cô keo kiệt. Có đứa con gái mà cái xe tử tế cũng không mua cho"...

Bị người bạn đời xúc phạm đến danh dự, quyền lợi của người thân, bạn có nghĩa vụ phải đứng ra "đòi công lý". Nếu bạn thờ ơ, anh ta càng tự phụ, trong lòng càng coi thường bạn.

Một số đàn ông nặng lời và nhận xét vô trách nhiệm, nhưng không có nghĩa là họ không hiếu thảo với cha mẹ, không đoàn kết với anh chị em. Do đó, khi chồng tỏ ra thiếu tôn trọng với gia đình bạn, bạn hãy nghiêm khắc với anh ta. Chỉ bằng cách này, anh ta mới có thể kiềm chế, tôn trọng bạn. Thực tế đã chứng minh phụ nữ thờ ơ với gia đình mình, trong hầu hết các trường hợp, đàn ông sẽ không yêu cô ấy nhiều.


Sự tôn trọng của đàn ông bền vững hơn tình yêu của họ. Ảnh: Aboluowang.

Bới móc nhỏ nhặt

Mỗi số người đàn ông, tâm trạng không vui, không tìm được ai trút bầu tâm sự nên về nhà là phàn nàn về đồ ăn, về cơm vợ nấu. Lúc này bạn không nên nín nhịn. Phải biết bạn càng nhượng bộ, người kia sẽ càng lấn tới. Người đàn ông cần phải học cách tự điều chỉnh cảm xúc của mình, chứ không nên trút lên người thân thiết nhất.

Một số người đàn ông còn có thói nói xấu vợ với gia đình, bạn bè mình. Khi hai vợ chồng có xích mích, chưa thể nói được ai đúng, ai sai, cho nên cần phải chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau chứ không nên vội quy kết, nói xấu. Người vợ không nên nhắm mắt đưa chân mặc cho chồng nói mà phải bảo vệ danh tiếng của mình, đồng thời cho anh ấy biết nói xấu người khác là một hành động đáng xấu hổ.

Đứng trước một số việc, bạn phải có nguyên tắc của mình. Chỉ khi bạn đủ tôn trọng bản thân thì đàn ông mới tôn trọng bạn. Cần biết tình yêu mong manh nhưng sự tôn trọng thì bền vững, tình yêu có thể bị thay thế nhưng sự tôn trọng thì không. Hôn nhân bền vững nhất là khi người phụ nữ được chồng nể trọng.

Phương pháp để tránh virus corona?

20:02 |
Bài viết được Admin trang sưu tầm từ báo tuoitre , với tiêu chí tăng cường cho người đọc thêm kiến thức vê chủng virus corona, qua đó giúp cho người đọc thêm cách phòng vệ cho bãn thân.
Biểu hiện nhiễm virus corona
Khi nhiễm virus corona, người bệnh bị các bệnh liên quan tới đường hô hấp trên ở mức từ nhẹ tới trung bình, tương tự như chứng cảm lạnh thông thường.
Các triệu chứng biểu hiện của nhiễm virus corona gồm: chảy nước mũi, ho, đau họng, đau đầu và sốt. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày. Với những người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi và trẻ em, có khả năng virus corona còn gây các bệnh liên quan đường hô hấp dưới như viêm phổi hay viêm cuống phổi.
nCoV là bệnh lây qua đường hô hấp. Dấu hiệu của bệnh là sốt, ho, khó thở, biểu hiện như là viêm phổi cấp, càng được chú ý đối với những người đi từ Trung Quốc về hoặc người đi từ vùng dịch về, người có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh.
Do đây là bệnh viêm phổi do virus (virus corona chủng mới), thuốc kháng sinh không có tác dụng, các loại thuốc chống virus hiện tại được dùng cho bệnh cúm thông thường cũng không hiệu quả. Cách tốt nhất vẫn là nhập viện theo dõi.
Làm gì để tránh virus corona? - Ảnh 2.
Đồ họa: TẤN ĐẠT
Virus corona lây ra sao?
Hiện nay, Trung Quốc đã xác nhận virus corona chủng mới, tức virus gây đại dịch viêm phổi Vũ Hán, có khả năng truyền từ người sang người. Tại Việt Nam, Mỹ, Thái Lan đã có ca lây nhiễm từ người sang người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (2019-nCoV) từ Trung Quốc là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu".
Các chủng virus corona có thể lây nhiễm qua tiếp xúc giữa người và động vật. Các nhà khoa học cho rằng dịch MERS khởi đầu từ loài lạc đà, trong khi đó các nhà khoa học nghi cầy hương là loài vật làm dịch SARS bùng phát.
Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus này cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh trước đó chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân đôi khi cũng bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC).
Điều trị virus corona thế nào?
Chưa có cách điều trị cụ thể. Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng bệnh sẽ tự hết. Bác sĩ có thể giảm nhẹ các triệu chứng này bằng cách kê thuốc giảm đau hay giảm sốt.
Theo CDC, việc ở phòng có độ ẩm đủ hoặc tắm nước nóng cũng sẽ giúp giảm đau họng và ho.
Người bệnh nên uống nhiều nước, chất lỏng, nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt. Trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm mà thậm chí có dấu hiệu nặng hơn, cần tới bác sĩ ngay.
Thuốc nào có thể chữa?
Tính đến nay, ít nhất Việt Nam và Trung Quốc đã có trường hợp khỏi bệnh sau khi xét nghiệm dương tính với virus chủng corona mới này. Tuy nhiên, chưa có thuốc đặc trị loại virus corona chủng mới này.
Tân Hoa xã mới đây đưa tin các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã chọn ra 30 loại thuốc để thử nghiệm chống virus corona gây viêm phổi cấp ở Vũ Hán, bao gồm các loại thuốc đã có, thuốc đông y và sản phẩm tự nhiên có hoạt tính sinh học.
Đây chưa phải là các loại thuốc dùng để chữa bệnh, nhưng được chọn ban đầu như các dạng thuốc "ứng viên" nhằm thử nghiệm, Tân Hoa xã dẫn thông báo từ Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) cho hay.
Dựa trên các nghiên cứu mới nhất, nhóm nghiên cứu tiến hành sàng lọc các loại thuốc đang bán trên thị trường cũng như các hợp chất có công hiệu cao và các hợp chất từ cây thuốc. Qua đó, họ chọn ra 30 loại thuốc chống virus này từ việc kết hợp sàng lọc và xét nghiệm enzyme.
Những loại được chọn vừa qua bao gồm 12 loại thuốc chống HIV như indinavir, saquinavir, lopinavir, carfilzomib và ritonavir, cũng như 2 loại thuốc chống virus hợp bào hô hấp, thuốc chống tâm thần phân liệt và thuốc ức chế miễn dịch.
Ngoài ra, một số loại thuốc truyền thống của Trung Quốc được cho có thành phần hiệu quả chống virus Vũ Hán bao gồm hổ trượng (polygonum cuspidatum), hay còn gọi là củ cốt khí và hoạt huyết đan, cũng nằm trong danh sách cân nhắc dùng để điều trị.
Ca bệnh nhiễm virus corona được Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM điều trị khỏi đầu tiên tại Việt Nam bằng thuốc chống virus, kháng sinh phổ rộng và các liệu pháp hỗ trợ khác.
Các cách phòng bệnh do virus corona ra sao?
Hiện chưa có văcxin phòng ngừa chủng mới virus corona. Các thử nghiệm văcxin phòng chủng virus gây bệnh MERS vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Tuy nhiên, người dân có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách tránh tiếp xúc những người bị bệnh. Đeo khẩu trang phòng bệnh. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
Nếu bạn là người bệnh, hãy ở nhà và tránh đám đông, tránh tiếp xúc với những người khác. Che miệng khi ho, hắt hơi, tốt nhất bằng khăn để giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Khử trùng các vật dụng và bề mặt đồ dùng bạn chạm vào để tránh lây bệnh cho người khác.
Trường hợp đã tiếp xúc với người bệnh nhiễm virus corona, nếu có triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, khó thở phải đến các cơ sở y tế để được cách ly và xét nghiệm. Nếu không có triệu chứng cũng nên tự cách ly theo dõi ở nhà trong 14 ngày, mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
Khám, chữa bệnh khi nghi ngờ nhiễm virus corona ở đâu?
Bộ Y tế vừa có hướng dẫn phân tuyến tiếp nhận người bệnh nghi/nhiễm corona virus đến khám và điều trị. Theo đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân từ Hà Tĩnh trở ra, trường hợp hết giường dự phòng thì bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi trung ương tại Hà Nội.
Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận người bệnh khu vực miền Trung (từ Quảng Bình đến Phú Yên) và Tây Nguyên.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân từ Khánh Hòa trở vào. Khi hết giường dự trữ sẽ chuyển sang các Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng TP.HCM. (L.ANH)
Mang khẩu trang y tế 3 lớp có phải mang 3 chiếc khẩu trang?
mang khau trang
Người dân mang 3 khẩu trang - Ảnh: BS ÚC
Một số người dân hỏi bác sĩ về cách dùng khẩu trang, có chị hỏi rằng: "Em đọc báo thấy ngành y tế khuyên người dân nên mang khẩu trang 3 lớp. Vậy mang khẩu trang 3 lớp có phải là mang 3 chiếc khẩu trang cùng một lúc không bác sĩ? Em mang 3 chiếc như thế này thấy ngộp quá đi!". Bác sĩ cười nói: "Chị cẩn thận như thế là tốt quá, nhưng hiểu khẩu trang 3 lớp là 3 chiếc khẩu trang thì không đúng, vì như thế là 9 lớp".
Theo tiêu chuẩn quốc tế, gọi là khẩu trang y tế phải đảm bảo có 3 lớp gồm: Lớp ngoài cùng thường có màu xanh đậm hơn mặt trong, là loại vải chống thấm, giúp ngăn chặn các hạt nước bọt, nước mũi khi người khác ho, xì mũi, nói to... bắn ra ngoài.
Lớp thứ hai ở giữa gọi là lớp lọc, lớp này là lớp quyết định chất lượng khẩu trang. Lớp lọc có kết cấu đủ nhỏ để lọc được các hạt bụi mịn và vi khuẩn kích thước nhỏ, kể cả ngăn mùi hôi hám khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhưng vẫn đảm bảo không khí thở dễ đi qua.
Lớp trong cùng là lớp áp sát da mặt, dùng vải tinh khiết, mịn màng, không sùi lông gây dị ứng, khó chịu cho người đeo; nó có tác dụng thấm nước nhằm thấm mồ hôi và hơi nước khi thở, nói chuyện. Lớp này thường có màu trắng hoặc xanh lợt.
Bà con lưu ý các loại khẩu trang bằng vải thời trang bán dọc đường, bán vỉa hè không phải là khẩu trang y tế, không bảo đảm phòng bệnh, mà có khi mang luôn mầm bệnh trên mũi mà mình không hay.
Làm gì để tránh virus corona? - Ảnh 6.
22 đường dây nóng tiếp nhận thông tin, tư vấn phòng chống corona - Đồ họa: N.THÀNH

Giới thiệu thẻ tín dụng là gì? Một số lưu ý cho anh em đang và sắp dùng thẻ tín dụng

19:44 |
Ngày nay nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng là rất nhiều , và đa số những người sử dụng thẻ đều có chung 1 suy nghĩ đơn giản là thẻ nghi nợ, nhưng chưa có cái nhìn chung và sâu sắc hơn về thẻ tín dụng, Nên nay AD chia sẽ bài viết này giúp cho các Bạn hiểu biết hơn về thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng chắc không còn xa lạ với anh em Tinh tế chúng ta, thậm chí có anh em có hẳn vài thẻ của mấy ngân hàng khác nhau và tất nhiên cũng có nhiều anh em chưa dùng thẻ. Bài viết này mong muốn giải đáp một số thắc mắc của các anh em đã dùng thẻ, chưa dùng thẻ, sắp dùng thẻ, kèm theo là một số lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng.

Mình sẽ cố nói rõ các chủ đề sau:
1. Thẻ tín dụng là gì
2. Bạn được gì khi sử dụng thẻ tín dụng
3. Ngân hàng được gì khi bạn dùng thẻ tín dụng của họ
4. Một số lưu ý khi dùng thẻ để không vướng bẫy tài chính
5. Trả góp 0% qua thẻ tín dụng

Bài viết chủ yếu dựa vào kinh nghiệm 10 năm dùng thẻ của mình và có thể có sai sót, anh em đọc bài thấy chỗ nào sai, hổng kiến thức thì vui lòng góp ý giúp mình để mình sửa nhé!. Cám ơn anh em. Chúng ta bắt đầu thôi!

1. Thẻ tín dụng là gì?

Có thể trên đường đời tấp nập, vô tình anh em sẽ được một em gái nào đó từ ngân hàng điện thoại chào mời mở thẻ tín dụng. Vậy thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng là tên tiếng Việt, tên tiếng tây là Credit card.

Chiếc thẻ này ngân hàng phát hành cho anh em và cho anh em một hạn mức nào đó để anh em chi xài, quẹt thẻ mua sắm online cái nào cũng được. Anh em xài xong tới tháng thì anh em trả lại tiền cho ngân hàng.

Ngân hàng dựa vào đâu mà hào phóng như vậy, thời buổi này mà dám cho người ta xài tiền trước trả sau luôn ư?

Không hề, ngân hàng đâu phải cơ quan từ thiện, người ta cho bạn dùng nhưng bạn phải chứng minh là bạn có khả năng chi trả, bằng cách:
- Chứng minh thu nhập: Bạn phải đảm bảo với ngân hàng rằng bạn có khả năng chi trả, ví dụ hợp đồng lao động, bảng lương, sao kê tài khoản vv và vv.
- Nếu bạn không chứng minh thu nhập được thì bạn phải thế chấp cho ngân hàng, ví dụ bạn mở tiết kiệm tại ngân hàng, bạn deposit đặt cọc vài chục triệu để mở thẻ.

Đang tải american-express-89024.jpg…

Ví dụ lương của bạn là X triệu 1 tháng. Sau khi chứng minh rõ ràng với ngân hàng, họ có thể cho bạn mở thẻ với hạn mức chi tiêu là 3X hoặc 10X tùy mức độ tin tưởng.

Ví dụ bạn đem 30 triệu gởi ở ngân hàng A, họ có thể cho bạn mở thẻ tín dụng với hạn mức 30 triệu đồng. Tiền gởi của bạn vẫn nằm đó, khi bạn xài thẻ thì tiền trong sổ tiết kiệm chẳng bị mất đi, nhưng nếu bạn không trả số tiền đã cà thẻ thì họ có thể dùng cái sổ kia để giải quyết nợ.

Khái niệm cơ bản của thẻ tín dụng là vậy, ngân hàng cho bạn 1 hạn mức và phát hành thẻ cho bạn, có thể đó là thẻ Visa, MasterCard, Amex, JCB, Union Pay vv. Đây là tên của các tổ chức / quy chuẩn thẻ tín dụng mà ngân hàng liên kết với và phát hành thẻ cho bạn dùng.

Ở Việt Nam thông dụng nhất vẫn là Visa và MasterCard, nếu bạn dùng thẻ này thì mình nghĩ có thể dùng được ở 99% nơi cho quẹt thẻ. Các thẻ JCB và Amex thì ít thông dụng hơn nên khả năng đưa ra và quẹt không được là có, anh em lưu ý cái này.


2. Bạn được gì khi sử dụng thẻ tín dụng?

Các ngân hàng khi chào mời mở thẻ thường đưa các điều lợi ra cho bạn dùng, ví dụ như là cashback, hoàn tiền khi cà thẻ, ví dụ như là ưu đãi mua sắm, đi chơi golf giảm giá, mua vé máy bay được bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm du lịch, dùng thẻ cà ngay 45 ngày sau mới phải thanh toán vv và vv có thể kể cả buổi.

Một số lợi ích trước mắt mà mình thấy khi bạn dùng thẻ là:
- Không cần đem theo nhiều tiền khi đi mua sắm, du lịch, ăn uống.
- Lúc thanh toán không cần cân nhắc chuyện tiền chẳn tiền lẻ, thối tiền, tip vv và vv. Cá nhân mình thì ví dụ đi ăn 1tr cà thẻ mình vẫn kẹp thêm tờ 50k để típ tùy địa điểm, thái độ phục vụ, có tính tiền phục vụ hay không và nhiều thứ khác, nhưng đó là chuyện khác rồi.
- Mua sắm online thuận tiện, mua vé máy bay, ship đồ, mua sách vở amazon hay tiki gì cũng thanh toán trong vài nốt nhạc.
- Một số thẻ có hoàn tiền khi đổ xăng, mua bảo hiểm, shopping, nhưng bạn lưu ý là số tiền hoàn lại thực sự chẳng nhiều đâu, một năm bạn xài 200 triệu thì được hoàn đâu độ 4-5 triệu là cao thôi, tất nhiên có bao nhiêu tốt bấy nhiêu.

Trong các tổ chức có phát hành thẻ ở Việt Nam, mình thấy Visa là loại thẻ chịu khó quảng cáo nhất, có hẳn trang web riêng, anh em truy cập vào đây và đọc thêm về nó: https://www.visa.com.vn/ . Rất nhiều thông tin thú vị.
Everywhere you want to be | Visa
 VISA.COM.VN


Đây là một số ưu đãi khi anh em dùng thẻ Visa và MasterCard, các ưu đãi thêm hay bớt thì còn tùy ngân hàng liên kết, tùy hạn mức thẻ, không phải cứ làm thẻ là auto được 100% các ưu đãi nhé anh em

Đang tải uu dai visa card.jpg… Đang tải uu dai mastercard.jpg…


3. Ngân hàng được gì khi bạn dùng thẻ tín dụng của họ

Chà, các ngân hàng tốt quá, mở thẻ miễn phí, hoàn tiền tùm lum, vậy chứ ngân hàng rảnh lắm hay sao mà họ lại làm thẻ tín dụng cho bạn xài vậy, họ được lợi gì khi bạn dùng thẻ tín dụng cơ chứ?
Mình xin nhắc lại là ngân hàng không phải tổ chức từ thiện, họ không phải sinh ra trên đời để phát tiền miễn phí cho bạn, họ làm như vậy thì phải được cái gì chứ!

Vì sao bạn cà thẻ miễn phí được? Ngân hàng ăn được cái gì ở đó?
- Khi bạn cà thẻ lúc chi tiêu, ngân hàng sẽ được 2% phí giao dịch trên tổng số tiền bạn xài. 2% này thì cửa hàng, nhà hàng sẽ phải trả lại cho ngân hàng. Tức là ví dụ bạn cà thẻ mua máy tính 60 triệu. Bạn lấy máy tính về xài. Ngân hàng sẽ được hưởng 1tr2 tiền phí giao dịch. Chỗ bán máy phải bán làm sao để số tiền lời của họ phải bù đắp được cái khoản 2% này.

Về lý thì phần phí giao dịch này cửa hàng phải chịu mua bán lời quá trời rồi còn đòi ăn thêm 2% của anh em, anh em đi cà thẻ chỗ nào đòi tính phí thì cứ mạnh dạn hỏi rõ tên cửa hàng, vendor ID, nhà phát hành máy cà thẻ và điện thoại khiếu nại họ cho họ chừa.

- Ngân hàng còn thu được phí thường niên, tuy ít thôi nhưng tích tiểu thành đại.
- Ngân hàng thu được lãi suất nếu bạn trả chậm, lãi suất này thường rất cao chứ chẳng đùa, một năm có thể lên tới 23-24%. Anh em đem tiền đi gởi ngân hàng lấy lãi về có 5-6%/năm, xong rồi anh em đi cà thẻ và phải trả lãi 23-24%/năm, anh em thấy sự chênh lệch rồi chứ!
- Một số anh em kẹt phải dùng thẻ tín dụng rút tiền mặt xài, anh em sẽ phải trả lãi cao tính theo ngày kể từ ngay khi anh em cà thẻ, chứ không phải chờ tới lúc ra sao kê!

4. Một số lưu ý khi dùng thẻ để không vướng bẫy tài chính

Như vậy chúng ta đã đi qua được một số thông tin cơ bản về thẻ tín dụng. Nhìn chung thì chiếc thẻ này là một công cụ, nếu anh em sử dụng nó đúng và hiểu rõ nó thì nó sẽ phục vụ tốt anh em, còn anh em còn mơ hồ thì có thể bị nó dụ dỗ sa hố.

Đang tải mini statement.jpg…
Số tiền thanh toán tối thiểu sẽ tùy từng ngân hàng phát hành thẻ, ví dụ ở thẻ A của mình, cà 13.5tr và phải trả minimum là 1tr4. Đây là số tiền tối thiểu bạn phải trả mà không bị phạt chậm thanh toán.

Ví dụ một số quan điểm đúng khi dùng thẻ tính dụng:
- Biết rõ khả năng tài chính của bản thân, tháng này xài X đồng thì sẽ có đủ X đồng để thanh toán khi đến hạn.
- Biết rõ ưu điểm và nhược điểm từng loại thẻ mình đang dùng. Ví dụ hôm nay cà Visa sẽ được giảm 3%, ngày mai cà JCB được giảm 5%.

Ví dụ một số quan điểm có khả năng làm bạn sa lầy khi dùng thẻ:
- Họ cho hạn mức tới 100 triệu mà, cứ cà maximum đi, khi nào có trả sau cũng được: Đồng ý là ngân hàng cho bạn hạn mức 100 triệu, bạn có quyền cà hết 100 triệu. Nhưng nếu đến kỳ thanh toán, bạn không trả hết số tiền đó mà chỉ trả 50 triệu thì sao? Tháng sau bạn chỉ cần trả 50 thôi đúng không? Không phải đâu, tháng sau bạn sẽ trả 50 triệu + lãi suất 23%/ năm tương đương khoảng 2% một tháng, tức là bạn phải trả gần 51 triệu đồng. Tất nhiên cách tính lãi thực tế nó phức tạp hơn như vậy, đây chỉ nói khái niệm cho anh em nghe thôi.

Cứ như vậy số tiền lãi hàng tháng nếu không trả đúng hẹn sẽ càng ngày càng tăng lên. Đặt trường hợp xấu nhất, bạn cà 100 triệu và 1 năm sau mới trả hết thì bạn đã phải trả một số tiền lời không nhỏ cho ngân hàng.

- Họ cho miễn lãi 45 ngày, cứ tha hồ mà xài thôi: Không đúng như vậy, không phải giao dịch nào của bạn cũng được miễn lãi 45 ngày, có thể có giao dịch của bạn diễn ra vào đầu kỳ thanh toán, tổng ngày đến ngày sao kê và hạn thanh toán là 45 ngày, nhưng những giao dịch sát ngày ra sao kê thì không được 45 ngày đâu.

Đang tải cc statements.jpg…

- Chỉ cần thanh toán phần thanh toán tối thiểu cho thẻ tín dụng là được?
Đây là điều một số anh em hay phạm phải, tức là chi xài quá tay rồi đến khi nhận bill thì chỉ còn đủ tiền để thanh toán phần phí tối thiểu.

Anh em lưu ý là nếu chỉ thanh toán phần minimum payment này thì có nghĩa là tháng đó anh em không bị phạt thanh toán chậm, nhưng anh em vẫn phải đóng tiền lãi cho toàn bộ phần chưa thanh toán. Và nếu tháng nào cũng chỉ thanh toán phần minimum thôi thì lãi mẹ sẽ chồng chất lãi con, đến khi thực sự thanh toán hết phần tiền đã xài thì anh em cũng đã mất một khoảng tiền khá lớn. Lãi suất thẻ tín dụng ở Việt Nam thuộc loại rất cao, từ 23% thậm chí có ngân hàng tới 28% / năm.

Anh em lưu ý là thẻ tín dụng tức là người ta cho mình mượn tiền xài, mà ở đời có vay là phải trả, không thể nào chạy đi đâu được, nên luôn phải chi xài tỉnh táo, hiểu rõ về nó để tránh những phiền phức về tài chính, Những cái mình nói chỉ là cái căn bản, anh em cứ đọc kỹ cái hợp đồng lúc làm thẻ sẽ thấy chóng mặt hơn nhiều.

Lưu ý với anh em là nãy giờ chúng ta nói về thẻ tín dụng - credit card, chúng ta còn có thẻ ghi nợ, debit card, mình sẽ có bài so sánh Debit Card và Credit Card - Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, nên dùng cái nào để anh em tham khảo vào kỳ sau.

Trích: tinhte

Hướng dẫn làm Passport tại Việt Nam

02:20 |
Hiện nay nhu cầu làm thẻ căn cước đang ngày càng tăng nên AD post bài này nhằm hướng dẫn ACE làm thẻ căn cước theo các bước nhanh nhất .
Bữa trước mình đã có bài hướng dẫn anh em các bước làm CCCD (Căn Cước Công Dân), hôm nay hướng dẫn thêm anh em làm Passport (Hộ chiếu/HC). Mục đích sử dụng của HC là dùng để nhập cảnh/xuất cảnh khi đi ra nước ngoài, nếu đi du lịch quốc tế thì anh em buộc phải có HC.

Về cơ bản thì các bước làm HC sẽ nhanh hơn, đơn giản hơn và mất ít thời gian hơn so với đi làm CCCD, anh em chỉ cần đi 1 lần là làm được. Tổng thời gian của mình đi làm chỉ mất khoảng 20p, rất nhanh và đơn giản, đi trong giờ hành chính, lúc nào cũng được, không cần phải canh đi sớm lúc ít người.

Các lý do nên làm HC, đối tượng được làm HC:
- Đối tượng được cấp HC sẽ rộng hơn so với làm CCCD, trẻ em dưới 14 tuổi cũng làm HC được, tức là 1-2 tuổi vẫn được cấp HC
- HC sẽ có hạn sử dụng 10 năm, nhưng hầu hết các quốc gia khi nhập cảnh đều yêu cầu HC còn hạn trên 6 tháng, do đó anh em nên chú ý để làm lại HC khi sắp hết hạn.
- HC cho trẻ em thì hạn dùng là 5 năm nhé anh em.
- HC có thể thay thế cho CMND/CCCD trong đa số trường hợp, đặc biệt là có HC thì trẻ em dưới 14t đi máy bay chung với cha mẹ sẽ không cần cầm theo giấy khai sinh

Thủ tục để được cấp mới/cấp lại Passport:
- Tờ khai thông tin, tờ này lấy ngay nơi cấp HC
- CMND hoặc CCCD bản gốc (không cần đem theo hộ khẩu/KT3)
- Không cần đem theo ảnh thẻ, chụp tại chỗ phí 20k
- Nếu đổi HC cũ gần hết hạn thì cầm HC cũ theo

Các bước làm HC:
Bước 1: Điền tờ khai
- Tại nơi cấp HC sẽ có các máy tính để chúng ta điền tờ khai, nhập tiếng Việt có dấu trên máy tính Windows, bộ gõ Unikey nên rất dễ sử dụng.
- Nhập xong các thông tin cần thiết thì anh em bấm LƯU THÔNG TIN là xong.
- Lưu ý: Nếu cha mẹ đã qua đời thì chỗ tên cha mẹ điền là ĐÃ CHẾT.

Đang tải to-khai.jpg…
Màn hình điền TỜ KHAI nó sẽ như vầy

Đang tải dien-to-khai.jpg…
Mọi người xếp hàng chờ tới lượt ngồi vô máy điền tờ khai

Bước 2: Chụp ảnh
- Điền tờ khai xong thì qua quầy lấy số thứ tự chụp ảnh, đọc họ tên và đóng lệ phí 20k

Đang tải lay-stt.jpg…

- Ngồi chờ khoảng 1-5 phút để được chụp ảnh (tùy theo số lượng người chờ nhiều hay ít)

Đang tải chup-hinh.jpg…

Bước 3: Lấy tờ khai hồi nãy chúng ta điền, hình chụp khi nãy sẽ được in lên đây luôn

Đang tải lay-to-khai.jpg…
Chụp ảnh xong thì qua quầy số 10 này lấy tờ khai mà chúng ta đã điền ở bước 1

Đang tải to-khai-hc.jpg…

Bước 4: Nộp tờ khai
- Đây là bước kế cuối, nộp tờ khai cho cán bộ tiếp nhận là xong
- Chúng ta sẽ ngồi chờ đến lượt số thứ tự của mình (in trên tờ khai) được gọi, lúc mình đi làm thì để ý thấy chỉ mất 15-20p là họ xử lý được 100 số.
- Lúc lên nộp tờ khai, đưa tờ khai cho cán bộ và CMND/CCCD cho họ đối chiếu thông tin, nếu đổi HC cũ thì nộp luôn cuốn HC cũ cho họ. Bước này rất nhanh, chỉ mất chưa tới 30s, do đó tại sao hơn 100 số chỉ xử lý 15p là xong.

Đang tải nop-don.jpg…
Bước cuối: Nộp lệ phí, nếu đổi HC mới thì phí là 200k

Bước tùy chọn 1Gởi HC về nhà, khỏi cần tự lên lấy
Có 1 quầy của bưu điện để gởi chuyển phát nhanh HC về nhà, không cần phải đích thân lên lấy, anh em nếu muốn tiện lợi thì đăng kí để họ gởi về nhà cho khỏe, cước hình như 30k, mình không nhớ chính xác.

Bước tùy chọn 2: Giữ lại cuốn HC cũ làm kỉ niệm/làm bằng chứng đã đi nhiều nước
Nếu anh em đổi HC mới mà muốn giữ lại cuốn HC cũ để làm kỉ niệm thì trên tờ khai, ở mục 14 (Nội dung đề nghị) thì lấy bút xanh ghi thêm vô dòng chữ "XIN GIỮ LẠI HỘ CHIẾU CŨ". Mai mốt khi HC gởi về nhà thì Cục quản lý XNC gởi 2 cuốn về cho chúng ta, cuốn mới và cuốn cũ (có bấm lỗ).

Đang tải to-khai-hc.jpg…
Muốn giữ lại HC cũ thì ghi câu "Xin giữ lại hộ chiếu cũ" ở mục 14, chỗ tick màu xanh dương

Chúc anh em vui vẻ!
trích: tinhte