Chia sẻ kinh nghiệm phát triển rừng thích ứng với biến đổi khí hậu

23:56 |

(08:55:52 AM 19/07/2014)
(Tinmoitruong.vn) - Ngày 18/7, gần 200 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, đại diện các doanh nghiệp và hộ gia đình trực tiếp quản lý bảo vệ rừng ở 5 tỉnh Tây Nguyên đã tham gia Diễn đàn "Phát triển rừng bền vững thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu", do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại thành phố Đà Lạt. Diễn đàn là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong công tác bảo vệ và phát triển rừng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ảnh minh hoạ IE

Các đại biểu được tiếp cận với những thông tin về biến đổi khí hậu và tác động của nó đến sản xuất nông lâm nghiệp ở Tây Nguyên; chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; dự án phát triển lâm nghiệp góp phần phát triển bền vững xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kinh nghiệm từ UN-REDD Việt Nam tại Lâm Đồng (chương trình giảm phát thải khí nhà kính). Các đại biểu cũng tập trung thảo luận, chia sẻ một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu như cần tăng cường công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng một cách bền vững; thực hiện tốt công tác giao, cho thuê rừng và đất rừng để tất cả diện tích đất lâm nghiệp đều có chủ quản lý...

Phát biểu tại diễn đàn, Tiến sĩ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy việc phát triển lâm nghiệp cũng là một yếu tố của phát triển bền vững. Lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói giảm nghèo.

Theo báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2010 đã có gần 1,25 triệu hộ gia đình (tương đương 4,65 triệu lao động) tham gia dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, trong đó có gần 485.000 hộ nghèo, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao có việc làm. Tại Lâm Đồng, đến nay diện tích đất rừng giao khoán là trên 376.000 ha (chiếm 63% diện tích rừng của toàn tỉnh). Việc giao khoán rừng đã cải thiện sinh kế cho hơn 17 nghìn hộ gia đình đồng bào dân tộc sống gần rừng. Việc giao khoán rừng cũng giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường rừng của người dân và cộng đồng đồng thời gắn giảm nghèo với bảo vệ môi trường.
Trích: Đặng Tuấn(tinmoitruong.vn)

Thái Bình: Loay hoay bài toán xử lý rác thải nông thôn

23:51 |

(08:47:43 AM 19/07/2014)
(Tinmoitruong.vn) - Trung bình mỗi ngày có khoảng 758 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn của tỉnh Thái Bình. Để bảo vệ môi trường và cảnh quan nông thôn, tỉnh đã áp dụng một số giải pháp như chôn lấp, ủ phân vi sinh và mới đây nhất là công nghệ lò đốt rác. Tuy nhiên đến nay, những giải pháp trên đang dần bộc lộ những hạn chế.
Trung bình mỗi ngày có khoảng 758 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn của tỉnh Thái Bình.-Ảnh: TL


* Báo động rác thải nông thôn

Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình), bình quân mỗi xã lượng rác thải khoảng từ 5 - 10 tấn mỗi ngày, trong đó 60% lượng rác này được thu gom bằng biện pháp thủ công (xe cải tiến, xe thồ, xe đẩy tay) và không được xử lý bằng công nghệ hợp tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Lượng rác thải ngày càng nhiều song giải pháp lại chưa thể phát huy hiệu quả. Đến nay, ngoài Công ty một thành viên môi trường đô thị thực hiện thu gom rác trên địa bàn thành phố, mới chỉ có 14 xã có khu xử lý rác thải, 2 thị trấn (thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương; thị trấn Tiền Hải, huyện Tiền Hải) và xã Thụy Phúc, huyện Thái Thụy, đầu tư lò đốt rác thải. Các dự án nhà máy xử lý rác ở huyện Thái Thụy và huyện Quỳnh Phụ đều đang trong giai đoạn xây dựng. Vì vậy, những bãi rác tự phát đã “mọc” lên ở những khu vực đầm trũng hoặc ruộng hoang hóa, bạc màu, thậm chí có nơi bà con vứt rác ra đường, gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường. Thống kê cho thấy, toàn tỉnh Thái Bình có khoảng 380 bãi rác không đảm bảo vệ sinh môi trường, trong đó đứng đầu là huyện Đông Hưng với 99 bãi, Quỳnh Phụ 70 bãi, Thái Thụy 55 bãi, Hưng Hà 53 bãi, Kiến Xương 49 bãi, Vũ Thư 34 bãi và Tiền Hải 20 bãi. Nếu đi dọc quốc lộ 10, từ thành phố Thái Bình đến thị trấn Đông Hưng, đoạn đường dài khoảng 10 km thấy rất nhiều bãi rác tự phát, cứ dọn dẹp sạch sẽ được vài tuần lại “mọc” lên như cũ. Ngày nắng, ngày mưa, người đi đường vô cùng khó chịu bởi mùi hôi thối bốc ra.

Không chỉ rác sinh hoạt, mà các loại rác thải trong sản xuất nông nghiệp, làng nghề cũng là vấn đề gây nhiều bức xúc tại Thái Bình. Trên 1.000 trang trại, 14.000 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm mỗi ngày thải ra môi trường 477 tấn chất thải chăn nuôi. Sau mỗi vụ mùa, người dân thường có thói quen đốt rơm rạ, với khoảng 846.000 tấn rơm, rạ/năm, gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Thái Bình cũng là tỉnh có nhiều làng nghề. Đến năm 2014, toàn tỉnh có 241 làng nghề, với trên 250 doanh nghiệp sản xuất như cơ khí, chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ….

Ông Hoàng Văn Ngoạn - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường cho biết: Phần lớn các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trong làng nghề sử dụng công nghệ lạc hậu, chất thải xử lý không đúng quy định, thải trực tiếp ra môi trường. Rác thải tại khu vực nông thôn Thái Bình đã ở mức báo động.

* Giải pháp chưa hiệu quả

Để hoàn thành tiêu chí môi trường trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đến nay 100% số xã đã quy hoạch bãi rác thải tập trung cách xa khu dân cư, kinh phí cho 1 khu xử lý rác thải là khoảng 3,5 tỷ đồng, trong đó tỉnh hỗ trợ 1 tỷ đồng, còn lại vốn đối ứng của các xã. Nhiều xã do không có nguồn vốn đối ứng nên quy hoạch bị “treo” hoặc chỉ thực hiện được những hạng mục công trình mà tỉnh hỗ trợ.

Để giải bài toán xử lý rác thải nông thôn, tháng 10/2013 tỉnh Thái Bình đã chọn thị trấn Thanh Nê (huyện Kiến Xương) làm mô hình điểm về xử lý rác thải bằng lò đốt với tổng mức đầu tư của dự án là 4,2 tỷ đồng (trong đó tỉnh hỗ trợ 2 tỷ đồng, huyện hỗ trợ 300 triệu đồng và địa phương đối ứng 1,9 tỷ đồng). Tháng 2/2014, công trình được đưa vào hoạt động với diện tích 3.000m2, cách xa khu dân cư trên 1 km, hoạt động theo mô hình lò đốt kết hợp chôn lấp. Lò đốt trị giá 2,2 tỷ đồng, được sản xuất tại Thái Lan theo công nghệ Nhật Bản, vận hành theo phương pháp lò đốt tự nhiên (không dùng nhiên liệu), công suất xử lý 8 tấn/ngày tương ứng thời gian vận hành 8 giờ/ngày. Bên cạnh đó, Thanh Nê vẫn duy trì một bãi chôn lấp diện tích khoảng 1.000m2 để chôn các loại rác hữu cơ ẩm ướt, không thể đốt tại lò. Hai ngày một lần, nhân viên thu gom rác từ 14 tổ dân cư và vận chuyển ra khu xử lý rác, phân loại rác và đưa vào lò đốt.

Ông Trương Duy Khanh - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Nê cho biết: So với cách chôn lấp thông thường như trước đây, mô hình lò đốt đã góp phần xử lý các loại rác khó phân hủy và tiết kiệm được diện tích chôn lấp. Tuy nhiên, cần xem xét lại chất lượng lò đốt bởi với công nghệ này, lò đốt chưa xử lý được hết rác thải, mà còn tốn nhiều nhân công, thời gian phân loại rác để chôn lấp. Mặt khác, do sử dụng phương pháp tự nhiên, lò đốt mới duy trì ở mức nhiệt 600 - 700 độ, rác chưa được đốt ra tro 100% và vẫn phải tiếp tục chôn lại. Công suất lò đốt thấp, thực tế chỉ đốt được khoảng 5-6 tấn rác/ngày trong khi lượng rác mà 9.800 người dân thải ra nỗi ngày là trên 8 tấn. Việc chưa xử lý hết lượng rác thải trong ngày dẫn đến tình trạng ô nhiễm, sinh mùi hôi thối... Việc nhân rộng lò đốt là cần thiết, tuy nhiên cần lựa chọn công nghệ phù hợp.

Trong khi công nghệ lò đốt chưa thực sự hiệu quả thì mô hình chôn lấp rác kết hợp ủ vi sinh lại chưa thể thực hiện. Xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương đã hoàn thành 19 tiêu chí và được công nhận về đích nông thôn mới năm 2013. Đây cũng là một trong những địa phương được tỉnh chọn thực hiện mô hình chôn lấp rác kết hợp với ủ vi sinh. Theo đó, rác thải được phân loại tại nguồn, sau đó thu gom về tập kết tại khu xử lý, đối với rác hữu cơ ủ vi sinh, còn rác vô cơ xử lý bằng biện pháp chôn lấp. Năm 2011, xã đã xây dựng 5 bể ủ vi sinh, nhưng đến nay mô hình này vẫn chưa thực hiện được do không phân loại được rác tại nguồn. Vì vậy, xã vẫn đang duy trì xử lý rác theo kiểu chôn lấp truyền thống với diện tích trên 3.000 m2.

Ông Bùi Mạnh Hà - Chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết: Nguyên nhân là do người dân chưa có ý thức phân loại rác. Hơn nữa, nếu mô hình này được triển khai cũng gặp khó ở chỗ rác sau khi ủ vi sinh thành phân sẽ xử lý tiếp thế nào? Bởi phân hữu cơ vi sinh từ rác sẽ có lẫn tạp chất, “có bán dân cũng không mua”.

Trích: Thu Hoài(tinmoitruong.vn)

Tổng giám đốc ILO kêu gọi chung tay xây dựng nền kinh tế xanh

23:43 |
(12:19:22 PM 18/07/2014)
(Tinmoitruong.vn) - Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (tiếng Anh: International Labour Organization, viết tắt ILO) kêu gọi các nước thành viên và các bộ trưởng bộ lao động của EU về việc đưa ra các chính sách về quá trình phát triển mang tính bền vững.
Ảnh: IE

“Quá trình chuyển đổi để đi đến một nền kinh tế xanh chỉ có thể trở thành hiện thực nếu có sự cam kết chủ động phía thế giới việc làm”- điều này đã được Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (tiếng Anh: International Labour Organization, viết tắt ILO), ông Guy Ryder phát biểu tại cuộc gặp gỡ của các bộ trưởng môi trường và lao động trong khối EU.

“Thế giới không cần phải đưa ra sự lựa chọn giữa tạo việc làm và bảo vệ môi trường” - thông tin được ông Ryder đưa ra - “Tính bền vững của môi trường là một yếu tố cương quyết, và cũng sẽ bao hàm cả triển vọng của thị trường lao động”.

Sẽ xuất hiện thêm nhiều công việc xanh để tạo ra thêm những bước tiến quan trọng ở Châu Âu. Thời điểm gần đây, khối lượng ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính trên đầu người đang gấp hơn ba lần so với mức độ cho phép, trong trường hợp Thế giới không vượt quá việc nóng dần lên Toàn Cầu 2 độ C vào cuối thế kỷ 21.

Tình trạng thất ngiệp kéo dài

Góp phần vào mối quan tâm về môi trường là vấn nạn thất nghiệp đã và đang diễn ra ở Châu Âu.

Khủng hoảng kinh tế năm 2008 dẫn đến việc cắt giảm 10 triệu việc làm ở Châu Âu, Theo dự báo của ILO sẽ có khoảng 25 triệu người thất nghiệp vào năm 2019.

Thực trạng này càng trở nên tệ hơn đối với các bạn trẻ đang tìm cho mình một công việc. Ở rất nhiều quốc gia Châu Âu, tỷ lệ thất ngiệp đã chạm mức 20 đến 30 phần trăm đối với nhóm tuổi từ 16 đến 25.

“Dự báo về việc làm của EU đi liền với mức đầu tư thấp nhất trong lịch sử, Tuy nhiên, một sự thay đổi mang tính cân nhắc đó là hướng đến một nền kinh tế xanh có thể xóa bỏ viễn cảnh nghèo nàn của vấn nạn nghề nghiệp và thay đổi khí hậu”- Đề xuất được phát biểu bởi ông Ryder.

Theo ước tính của các cuộc nghiên cứu, nếu hiệu suất làm việc tăng 1 phần trăm thì sẽ tạo ra từ 100 đến 200 nghìn việc làm.

Bằng những chính sách đúng đắn, một sự thay đổi đầy tham vọng hướng đến một nền kinh tế vì môi trường có thể kích thích việc đầu tư quan trọng, giảm thiểu khí thải và tạo ra hàng triệu việc làm, nhiều hơn sơ với việc kinh doanh đơn thuần.

Theo lời ILO, thị trường công nghệ môi trường trên Thế Giới, dẫn đầu là ngành công nghiệp năng lượng sẽ có tổng giá trị là 4,4 tỷ EUR vào năm 2025.

Trở nên chuyên nghiệp trong nền kinh tế xanh

Ông Ryder cho hay Châu Âu đã có những nổ lực trong nhằm cải thiện hiệu quả lao động trong khi thờ ơ về môi trường và nguồn lực sản xuất. Trải qua 50 năm, năng suất lao động đã tăng gần 4 lần trong khi việc sử dụng năng lượng hiệu quả chỉ tăng chưa đến 25 phần trăm.

Theo như Kế hoạch các hành động vì môi trường của hội đồng Châu Âu áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (gọi tắt là SMEs), ông Ryder đã chỉ ra rằng công nghệ xanh hoàn toàn nằm trong tay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ông còn bổ sung thêm rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tập đoàn lớn đang phải vật lộn với việc tìm kiếm nguồn lao động có những kỹ năng phù hợp đối với nền kinh tế xanh. Điều này đã được thể hiện rất nổi bật trong Bản báo cáo xanh đầu tiên của ILO năm 2008 và đã tái khẳng định trong những nghiên cứu về kỹ năng cho công việc xanh mà ILO đã thực hiện với Hội đồng Châu Âu năm 2011.

Với việc xây dựng những kỹ năng ban đầu được hỗ trợ bởi hội đồng Châu Âu ước tính rằng 4,4 triệu người lao động được yêu cầu nâng cấp kỹ năng trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả cũng như làm mới nguồn năng lượng vào năm 2020.

Những ưu tiên của ILO

Về tổng thể, ILO đặt một ưu tiên lớn trong 2 thách thức đó là gìn giữ môi trường và tạo ra đủ công việc tốt và bao hàm cả tính cộng đồng.

Năm 2013, Hội nghị Lao Động quốc tế đã thông qua bản ký kết trong việc phát triển bền vững và những việc làm xanh. Bao gồm chính sách thống nhất cho việc chuyển đổi đến 1 nền kinh tế xanh. Ông Ryder kêu gọi các bộ trưởng thực hiện bộ khung này cho các quốc gia và thực hiện chính sách khu vực.

Ông
Guy Ryder bổ sung thêm rằng ILO rất sẵn lòng hợp tác với các quốc gia thành viên của Liên Minh Châu Âu, các đối tác xã hội và cam kết trong việc hướng đến một nền kinh tế xanh, tạo ra thêm nhều việc làm:”Những người hành động trong thế giới việc làm, bao gồm cả chính phủ, chủ doanh nghiệp và cả người làm công, phải được tư vấn trong việc thực hiện các chính sách về tình trạng biến đổi khí hậu ở doanh nghiệp lẫn nơi làm việc”.
Trích: THÁI PHÚC (Theo ILO)(tinmoitruong.vn)

Bão số 2 đi chếch về biên giới Việt - Trung với cường độ mạnh cấp 10 - 11, ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh - Hải Phòng

21:59 |
(08:30:50 AM 19/07/2014) 
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương: Ngày 19/7, tâm bão số 2 sẽ đi vào khu vực biên giới Việt - Trung với cường độ mạnh cấp 10 - 11, giật cấp 13- 14, ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh - Hải Phòng, sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu dần.




Ảnh vệ tinh chụp tâm bão lúc 7 giờ sáng nay (19/7/2014)


Lúc 7 giờ ngày 19/7, tâm bão số 2 ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông. Cường độ mạnh cấp 11 (tức là từ 103 đến 117 km/h), giật cấp 12-13. Dự báo trong 6 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và tiếp tục suy yếu thêm.

Đến 4 giờ ngày 20/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,9 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39 km/h).

Hiện nay, bão số 2 đã bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp tới tỉnh Quảng Ninh. Tại Cửa Ông gió mạnh cấp 6; đảo Bạch Long Vĩ, Móng Cái đã có gió mạnh cấp 7; đảo Cô Tô có gió giật cấp 8…

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 - 13, giật cấp 14-15. Biển động dữ dội. Sóng biển cao 5-6 mét.

Phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh có gió bão mạnh cấp 8 -9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13-14. Các nơi khác ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Các nơi khác ở đồng bằng và Đông Bắc Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, giật cấp 6-7. Các tỉnh Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Vùng núi có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất trên diện rộng.

Mưa to, có nơi mưa rất to, dự báo kéo dài từ ngày 19 - 21/7 ở các tỉnh Bắc Bộ sẽ gây một đợt lũ trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 6 mét, ở hạ lưu từ 2 đến 4 mét. Các sông nhỏ vùng núi phía Bắc và Đông Bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai có khả năng lên mức báo động 2 đến báo động 3, có nơi vượt mức báo động 3.

Người dân và chính quyền địa phương các tỉnh vùng núi phía Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất trên diện rộng. Trong đó, nguy cơ cao tập trung tại các huyện Pác Nặm, Ba Bể, Bạch Thông - thị xã Bắc Cạn (tỉnh Bắc Cạn); huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng); huyện Hữu Lũng, Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn); huyện Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh), huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên - thành phố Hà Giang (tỉnh Hà Giang), các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương, Văn Bàn, Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Mù Căng Chải, Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên, thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái), Na Hang, Lâm Bình và phía bắc huyện Chiêm Hóa thuộc tỉnh Tuyên Quang.

Trích:Tinmoitruong.vn

Động đất 2,8 độ Richter tại Quảng Ngãi

21:26 |
(11:08:33 AM 19/07/2014)
Một trận động đất 2,8 độ Richter xảy ra trong đêm tại khu vực huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.


Vị trí chấn tâm trận động đất xảy ra đêm 18-7 tại huyện sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu
 
Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu, lúc 21 giờ 31 phút 18 giây ngày 18-7, một trận động đất 2,8 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 14,989 độ vĩ Bắc, 108,348 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 7 km tại khu vực huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần vẫn tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Đây là trận động đất thứ 10 từ ngày 4-7 đến nay. Các trận động đất này xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam hoặc các tỉnh giáp ranh với Quảng Nam.
Trích: Tinmoitruong.vn

Công nghệ xử lý nước thải thủy sản

00:21 |
Công nghệ xử lý nước thải thủy sản
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới. Nhóm hàng chủ đạo trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là cá tra, cá basa, tôm và các động vật thân mềm như mực, bạch tuột, nghêu, sò, ... Tuy nhiên ngành chế biến thủy sản cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm nghiêm trong tới môi trường. Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản từ các công đoạn : rửa trong xử lý nguyên liệu, chế biến, hoàn tất sản phẩm, vê sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị và nước thải sinh hoạt.
Thành phân nước thải từ ngành công nghiệp chế biến thủy sản chứa chủ yếu các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, hợp chất nitơ và photpho cao.

Công nghệ xử lý nước thải thủy sản :
Đầu tiên các nguồn nước thải thủy sản được tập trung về bể điều hòa.
Sau đó, nước thải hòa trộn với phèn nhôm rồi chảy vào bể keo tụ, toàn bộ nước thải được bơm đến hệ thống xử lý hóa lý.
Tại bể keo tụ, toàn bộ nước thải được bơm và thiết bị tạo áp và theo chế độ tự chảy qua bể siêu nông. Bể nổi siêu nông có nhiệm vụ kết hợp keo tụ sau khi qua bể tách mỡ trọng lực để tách phần lớn lượng mỡ cá cũng như photpho trước khi vào mương oxy hóa.
Mương oxy hóa có chế độ làm thoáng kéo dài với bùn hoạt tính lơ lửng trong nước thải và luôn được chuyển động một cách tuần hoàn liên tục.
Nước thải sau khi tách bùn thì được dẫn qua bể khử trùng
Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp xử lý sinh học qua công đoạn cuối cùng  là khử trùng nước trước khi xả vào nguồn tiếp nhận, được hòa trộn với dung dịch NaOCl bằng thủy lực vói sử dụng vách ngắn để đảm bảo hiệu quả.

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ cty môi trường

XỬ LÝ NƯỚC THẢI MÌ ĂN LIỀN

01:48 |


Ngành công nghiệp thực phẩm nước ta đã được đầu tư, tập trung phát triển khá lâu. Tuy nhiên chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sản xuất mì ăn liền là một trong số các ngành công nghiệp thực phẩm đang có xu hướng tiếp tục tăng trưởng. Để đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng tăng, nhiều sản phẩm mì ăn liền được tung ra thị trường. Chính vì sản xuất hàng loạt nên lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất là rất lớn và với mức độ ô nhiễm khá cao. Vì vậy, cần có sự đầu tư xây dựng hệ thống xử lý mì ăn liền kịp lúc và công nghệ thích hợp.
Quy trình sản xuất mì ăn liền:xử lý nước thải
Chuẩn bị nguyên liệu=> Trộn bột=> Cán, cắt sợi=> Đùn bông=> Hấp và làm nguội=> Cắt định lượng=> Nhúng nước lèo, làm ráo=> Tạo khuôn cho vắt mì=> Chiên=> Làm nguội.
Đặc trưng nước thải: bị ô nhiễm các chỉ tiêu BOD, COD, N, P, dầu mỡ, SS. Đặc biệt là chất hữu cơ và dầu mỡ là hai chỉ tiêu có mức độ ô nhiễm khá cao trong nước thải mì ăn liền. Vi thế nước thải dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật gây ra các khí có mùi hôi thối trong nước thải.
Công nghệ xử lý nước thải mì ăn liền:
Nước thải=> Hố thu=> Bể tuyển nổi=> Điều hòa=> Bể MBBR=> Bể lắng=> Bể lọc=> Bể khử trùng=> Nguồn tiếp nhận.
 quy trình xử lý nước thải mì ăn liền
Thuyết minh quy trình xử lý:
-         Nước thải từ các công đoạn phát sinh được thu gom về hố thu của trạm xử lý. Tại đây được lắp đặt song chắn rác để loại các tạp chất lơ lửng ra khỏi nước thải. Nước trong hố thu được bơm đến bể tuyển nổi.
-         Bể tuyển nổi có nhiệm vụ loại lượng dầu mỡ trong nước thải. Nước thải sau khi tuyển nổi sẽ được chảy đến bể điều hòa.
-         Bể điều hòa có nhiệm vụ lưu nước để điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải được ổn định cho các công trình phía sau. Đồng thời được lắp đặt hệ thống khuấy trộn chìm để tránh mùi hôi thối phát sinh do phân hủy kị khí. Nước thải được bơm từ bể điều hòa đến bể MBBR.
-         Bể MBBR hoạt động nhờ vi sinh vật hiếu khí với các giá thể biochip lưu động trong bể. Vi sinh vật sinh trưởng, phát triển dính bám trên giá thể, làm tăng hàm lượng bùn hoạt tính trong bể. Vì vây, thúc đẩy nhanh quá trình xử lý các chất ô nhiễm. Đồng thời bể MBBR có khả năng xử lý được N và P. Sau xử lý ở MBBR hỗn hợp nước thải chảy sang bể lắng sinh học để lắng các bông bùn. Nước trong sau lắng chảy vào bể lọc rồi đến khử trùng và thải ra nguồn tiếp nhận.công ty môi trường
để biết thêm chi tiết xin liên hệ cty môi trường