XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC TẠI CÁC BÃI CHÔN LẤP RÁC

06:27 |
I.    Tổng quan xử lý rác thải tại các bãi chôn lấp rác
Hiện nay, do lượng rác thải phát sinh, thải ra môi trường hằng ngày đang ngày một tăng nhanh về số lượng vì vậy cần phải có biện pháp xử lý cho hợp lý. Vì hiện tại ở nhiều bãi rác tập trung, bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, không đạt tiêu chuẩn gây ra nhiều vấn đề bất cập, làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh và chất lượng cuộc sống con người


II.    Thành phần tính chất nước thải rỉ rác ở bãi chôn lấp


III.    Hệ thống xử lý nước thải rỉ rác

 Ưu điểm:
Xử lý triệt để lượng nước rỉ rác phát sinh
Giảm tối đa các nguy hại đối với môi trường nước, đất, không khí.
 Ngăn cản sự xâm nhập gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Nhược điểm:
Diện tích xây dựng lớn.
Chi phí đầu tư cao.
Chi phí vận hành cao, đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ , năng lực cao.
Công ty môi trường số 1 chuyên nhận và tư vấn xử lý nước thải rỉ rác trên phạm vi toàn quốc.

Tổng quan về xử lý nước thải xi mạ

01:35 |
I) Tổng quan về xử lý nước thải xi mạ

Nước thải xi mạ phát sinh ít, thành phần chứa ít các chất hữu cơ nhưng hàm lượng kim loại nặng rất cao. Chúng độc đối với sinh vật, gây tích tụ sinh học theo chiều dài chuỗi thức ăn.

Ngoài ra còn ảnh hưởng đến đường ống dẫn nước,gây ăn mòn, xâm thực hệ thống cống, ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi,làm thoái hóa đất do sự chảy tràn và thấm nước thải.

Nước thải từ quá trình xi mạ nếu không được xử lí, qua thời gian tích tụ bằng các con đường khác nhau sẽ tồn đọng trong cơ thể con người gây các bệnh nguy hiểm như viêm loét da, viêm đường hô hấp, ung thư….

II) Thành phần và tính chất nước thải

Nước thải từ quá trình xi mạ có thành phần đa dạng và pH biến đổi từ axit 2-3 đến kiềm 10-11. Đặc trưng chung của nước thải xi mạ là chứa hàm lượng cao muối vô cơ và kim loại nặng. Thành phần hữu cơ chứa ít trong nước thải nên BOD,COD thường thấp và không cần xử lí. Đối tượng xử lí chính là các ion vô cơ và đặc biệt là các muối kim loại nặng như Cu, Cr, Ni, Zn…

III) Các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải xi mạ hiện nay

1. Phương pháp xử lí.

a) Phương pháp kết tủa

b) Phương pháp trao đổi ion

c) Phương pháp điện hóa

d) Phương pháp sinh học - công ty môi trường

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY

20:24 |
Xử lý nước thải sản xuất giấy
I. Giới thiệu
Công nghiệp sản xuất giấy là ngành chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội, nghành này cũng phát sinh nhiều nước thải với nhiều thành phần ô nhiễm khác nhau do sử dụng nhiều nước với hóa chất( hồ, phủ, chất độn, phụ gia) trong quá trình sản xuất. Nước thải với lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm cao có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và con người nếu như nước thải không được xử lý phù hợp. Nước thải của ngành công nghiệp giấy có hàm lượng COD khá cao 22000-46500 mg/l, BOD5 chiếm từ 40-60% COD, phần lớn được tạo ra từ những chất hữu cơ không Lignin. Ngoài các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải dịch đen thì nước thải của xeo giấy có tỉ lệ COD, BOD, Lignin không cao bằng nước thải dịch đen, nhưng các chỉ tiêu này cũng vượt quá giới hạn cho phép. Do đó cần xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận là một điều tất yếu.

II. Quy trình công nghệ xử lý nước thải
Nước thải được xử lý sơ bộ nhằm điều chỉnh pH thích hợp, loại bỏ những tạp chất thô, lắng các tạp chất vô cơ. Sau đó qua hệ thống xử lý hóa lý loại bỏ các chất rắn lơ lửng bằng các hợp chất keo tụ tạo bông. Tiếp sau, nước thải qua hệ thống xử lý sinh học với bể hiếu khí Aerotank, ở đây diễn ra quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ, chất rắn hòa tan. Để tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, phải có hệ thống sục khí để cung cấp khí O2 cho toàn bộ diện tích của bể . Lúc này vi sinh vật lấy chất thải (chất hữu cơ..) làm thức ăn để phát triển và tạo thành bông bùn lắng gọi là bùn hoạt tính. Do đó một phần bùn ở bể chứa bùn sẽ tuần hoàn lại trước bể Aerotank để cung cấp chất dinh dưỡng, độ ẩm cho vi sinh vật tồn tại. Sau khi qua hệ thống xử lý sinh học nước được khử trùng và qua nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn cột B theo QCVN 12/2008/BTNMT.công ty môi trường


Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

00:52 |
Xử lý nước thải dệt nhuộm

Thành phần nước thải dệt nhuộm
Đặc tính sản phẩm
Đơn vị
Nước thải hoạt tính
Nước thải sunfua
Nước thải tẩy
Cột B (QCVN 13:2008)
N tổng
Mg/l
5-15
100-1000
200-1000

P tổng
Mg/l
0.7-3
7-30
10-30

pH

10-11
>11
>12
5,5-9
TS
Mg/l
-
-
120-1300
100
BOD5
Mg/l
200-800
2000-10000
4000-17000
50
COD
Mg/l
450-1500
10000-40000
9000-30000
150
Độ màu
Pt-Co
7000-50000
10000-50000
500-2000
150
Nhiệt độ
Oc
70
70
70
40
(nguồn: Khoa Môi Trường- Đại học Bách Khoa TPHCM)
Nước thải dệt nhuộm có hàm lượng chất hữu cơ cao, thành phần phức tạp, chứa nhiều hợp chất vòng khó phân hủy sinh học, nhiệt độ cao, không thích hợp đưa vào xử lí sinh học trực tiếp. Vì vậy, phải xử lí hóa lí trước khi đưa vào xử lí sinh học.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải
Nước thải→ song chắn rác→ bể điều hòa→ bể phản ứng→ bể keo tụ, tạo bông→ bể lắng 1→ bể aerotank→ bể lắng 2→ bể khử trùng→ nước sau xử lí.


 Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải thu gom đến song chắn rác sẽ được loại bỏ các tạp chất thô.
Nước chảy qua bể điều hòa và nhờ quá trình khuấy trộn kết hợp thổi khí sơ bộ, nước được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm: bod, cod, ss,..
Nước chảy qua bể phản ứng. Ở đây, ta dùng bơm định lượng bơm dung dịch axit để điều chỉnh ph về trung tính.
Tiếp theo, nước chảy qua bể keo tụ tạo bông, thực hiện quá trình keo tụ các hạt cặn lơ lửng.
Nước chảy sang bể lắng 1. Các bông cặn có thể lắng ở đây.
Nước thải chảy tràn qua bể aerotank có xáo trộn. Tại bể aerotank, quá trình sinh học hiếu khí xảy ra và được duy trì nhờ không khí cấp từ máy thổi khí, các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành chất vô cơ ở dạng đơn giản.
Nước chảy sang bể lắng 2 và diễn ra quá trình lắng cặn hoạt tính, bùn sẽ lắng xuống đáy bể.
Nước phía trên chảy tràn qua bể tiếp xúc, khử trùng bằng dung dịch clo.
Bùn thải từ bể lắng 2: 1 phần tuần hoàn về bể aerotank nhằm duy trì lượng vi sinh vật có trong bể, 1 phần cùng với lượng bùn sinh ra từ bể lắng 1 sẽ được chuyển vào bể chứa bùn để tách nước. Bùn thải này có thể dùng để sản xuất phân vi sinh hoặc đem đi chôn lấp.công ty môi trường

XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP BẰNG CÔNG NGHỆ UNITANK

21:01 |
Xử lý nước thải khu công nghiệp
Nước thải khu công nghiệp là một trong những vấn đề rất nóng từ khá lâu kể từ khi nước ta bắt tay vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều khu công nghiệp và các khu chế xuất được thành lập với mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp, bằng cách gia tăng sản xuất, thay đổi công nghệ,…việc thay đổi công nghệ sản xuất từ lạc hậu thành hiện đại cũng làm giảm đi chất thải phát sinh ra môi trường. Tuy nhiên, việc phát thải là điều không tránh khỏi. Một trong số chất thải phát sinh thì nước thải là vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất. Bởi sự lan truyền các chất ô nhiễm vơi tốc độ nhanh đến các nguồn tiếp nhận mà con người dang sử dụng với các mục đích khác nhau.
Nước thải khu công nghiệp là loại nước thải có thành phần ô nhiễm rất phức tạp và khó kiểm soát, bởi quá trình sản xuất trong khu công nghiệp bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như thủy sản, dệt may, xi mạ, thuộc da, các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất khác,…tất cả các nguồn thải của các ngành sản xuất trên sau khi được xử lý sơ bộ sẽ bơm bề trạm xử lý của khu công nghiệp theo quy chuẩn của khu công nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ thống xử lý nước thải của một số nhà máy thành viên bị hư hỏng hoặc không còn khả năng xử lý thì toàn bộ lượng nước thải chưa qua xử lý sẽ chảy về trạm xử lý khu công nghiệp. Như vây, trong trường hợp này nước thải rất đậm dặc, mức độ ô nhiễm rất lớn, thường là ô nhiễm các chỉ tiêu BOD, COD, N, P, SS, Độ màu, mùi, Dầu mỡ, Coliform, Kim loại nặng, pH, Nhiệt độ,….

 Để xử lý đạt quy chuẩn xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT thì cần có công nghệ xử lý phù hợp và đạt hiệu suất cao. Theo như các công trình thực tế đã thiết kế và thi công đạt hiệu quả thì có các công nghệ được áp dụng xử lý nước thải khu công nghiệp như Unitank, SBR, AAO + MBBR, …trong bài viết này ta đi vào công nghệ Unitank. xử lý nước thải
Unitank là công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp bằng phương pháp hiếu khí với 3 ngăn hoạt động và thông nhau. Hệ thống sục khí được lắp đặt ở cả 3 ngăn, 2 ngăn đầu thực hiện hai chức năng là vừa xử lý hiếu khí và lắng. Vì thế, 2 ngăn đầu sẽ được lắp máng thu nước dạng máng tràn răng cưa, nước trong sẽ tràn qua máng chảy đến công trình tiếp theo. Bùn lắng được bơm đến bể chứa bùn để xử lý định kì.
Bể Unitank có thể được thiết kế linh hoạt theo tính chất nước thải đầu vào, có các loại như Unitank đơn, đôi, một bậc hiếu khí, hai bậc hiếu khí, hai bậc yếm khí- hiếu khí. Bể Unitank hoạt động liên tục giống như bể bùn hoạt tính thông thường.
Công nghệ Unitank là công trình xử lý sinh học trong dây chuyền công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp. Ngoài ra còn có các công trình cơ học và hóa lý để xử lý nhiều chỉ tiêu khác.công ty môi trường

Hình thức xử lý nước thải dược phẩm

19:00 |
 Xử lý nước thải dược phẩm

Ngaỳ nay các cty dược phẩm xuất hiện ngày càng nhiều nhằm dáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe cho con người và đó là nguyên nhân chính giúp cho nền kinh tế dược phẩm phát triển 1 cách chóng mặt
Bên cạnh khía canh tích cực đó nó cung có những khía cạnh tiêu cực như số lượng công ty dược phẩm tăng thì số lượng nước thải dược phẩm cũng tăng. Mà nước thải dược phẩm được xếp vào loại nước thải nguy hại rất nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Vì vậy chúng ta cần có những phương pháp xử lý nước thải dược phẩm một cách kịp thời và không cho ảnh hưởng đền môi trường sống của chúng ta.
Nước thải dược phẩm có thành phần chính là hữu cơ, là chất chính trong các thuốc kháng sinh và các hiệu thuốc khác.  




Quá trình xử lý nước thải dược phẩm :

 quy trình công nghệ :
Nước thải dược phẩm được đưa vào hệ thống chứa bao gồm, qua 1 lớp hàng rào nhằm hạn chế bớt các chất thải lớn và nó cùng có tác dụng làm giảm lượng BOD của nước thaỉ dược phẩm
Tiếp theo, Nước thải dược phẩm được đưa tiếp vào bể điều hòa, ở đây nó được ổn định nồng độ và lưu lượng các chất có trong  nước thải và đồng thời độ pH của nước thải được điều chỉnh về trung tính.
Tiếp tụcNước thải sẽ được đưa hồ oxi hóa và chuyển qua hệ thống AFBR, Tại hệ thống này các chất hữu cơ sẽ được hòa tan còn những chất vô cơ như H2S, NH4, N, P…sẽ được đưa tiếp vào hồ lắng nhằm lọc các chất còn đọng lại và cuối cùng là bể lọc áp lực.
Lượng bùn dư sẽ đưa ra bể chưa bùn để chuẩn bị các các công đoạn xử lí tiếp theo.công ty môi trường


XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN BẰNG CÔNG NGHỆ MỚI

20:10 |
Xử lý nước thải thủy sản BẰNG CÔNG NGHỆ AAO+MBBR
Trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản thì có nhiều giai đoạn và quá trình khác nhau. Để có được những sản phẩm là thủy sản tươi sống (chưa qua chế biến) hay các sản phẩm đã chế biến thì có các công đoạn khác nhau. Việc đầu tư nuôi trồng, đánh bắt thủy sản thì sản phẩm là các loại thủy sản như tôm, các, mực, nghêu, sò,…đó là nguyên liệu cho ngành chế biến thủy sản. Đó là một phạm trù khác trong ngành thủy sản. Trong bài viết này ta sẽ nói đến công đoạn phía sau- công đoạn chế biến thủy sản ở nhà máy.
Các nguồn nguyên liệu sau khi được đem về nhà máy sẽ qua quá trình sơ chế, rửa nhiều lần, rồi đến các công đoạn ướp đá hay đông lạnh, bảo quản, đóng gói,…mỗi loại nguyên liệu như tôm, cá tra, cá basa, mực,….sẽ có những quy trình chế biến khác nhau. Chính vì thế nước thải cũng có những tính chất và nồng độ ô nhiễm không giống nhau.xử lý nước thải
Nguồn phát sinh nước thải thủy sản chủ yếu là các công đoạn sơ chế sẽ phát sinh lượng chất rắn lơ lửng rất lớn, các công đoạn rửa sẽ tạo ra lượng lớn nước thải ô nhiễm khá nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, N, P, đặc biệt là dầu mỡ và máu trong chế biến cá tra, cá basa, chế biến tôm thì có kitin.
Ngoài ra trong nhà máy chế biến thủy sản còn có một lượng lớn nước thải sinh hoạt từ hoạt động của công nhân viên trong nhà máy, chủ yếu là công nhân. Số lượng công nhân lao động trong ngành công nghiệp này là rất lớn.

Để xử lý nước thải thủy sản hiện nay có rất nhiều công nghệ khác nhau, nhưng với những tính chất, các chỉ tiêu ô nhiễm như hiện nay thì xử lý bằng công nghệ AAO+MBBR đạt hiệu suất rất cao. Công nghệ này thường dùng cho các nhà máy có chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải cao.
AAO: đây là công nghệ kết hợp 3 quá trình xử lý kị khí, thiếu khí và hiếu khí. Việc kết hợp các quá trình này lại với nhau sẽ giúp giải quyết được các chỉ tiêu BOD, COD, N, P. nước thải đi lần lượt từ kị khí đến thiếu khí rồi qua hiếu khí. Vì thế sẽ hạn chế việc shock vi sinh hay shock tải trọng. Vi sinh vật có điều kiện thích nghi qua tùng giai đoạn. Các công trình thường áp dụng là UASB + Anoxic + Aerotank. Khi kết hợp với MBBR thì MBBR sẽ đặt trước Aerotank. Nước thải với nồng độ ô nhiễm cao sẽ cho vào MBBR, vì công trình này có thể đáp ứng được và nồng độ vi sinh luôn duy trì rất cao gấp 8- 10 lần bể Aerotank. Vi sinh vật sinh trưởng dính bám và phát triển trên giá thể Biochip MBBR, vì vậy quá trình xử lý các chất ô nhiễm rát nhanh và hiệu quả. Đồng thời bể MBBR cũng có khả năng xử lý N, P. Nước thải sau MBBR sẽ được giảm hàm lượng ô nhiễm đi đáng kể, hiệu suất lên đến trên 85%. Tuy nhiên với hàm lượng ô nhiễm cao thì sau MBBR sẽ vẫn chưa đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT. Vì vậy, nước thải sau MBBR sẽ dẫn vào Aerotank để tiếp tục xử lý. Quá trình kết hợp giữa công nghệ AAO + MBBR đó là các công trình sinh học, để giải quyết hết các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải thủy sản phải kết hợp các quá trình xử lý cơ học và lý học như song chắn rác thô, lượt rác tinh, tuyển nổi,…
Quy trình xử lý nước thải cơ bản như sau:
Nước thải=> Song chắn rác thô=> Hố thu=> Lượt rác tinh=> Bể tuyển nổi=> Bể điều hòa=> Bể UASB=> Bể Anoxic=> Bể MBBR=> Bể Aerotank=> Bể lắng=> Bể trung gian=> Bể lọc=> Bể khử trùng=> Nguồn tiếp nhận.công ty môi trường
Để biết thêm chi tiết xin liên hệ cty môi trường số 1