Ứng phó virus Ebola của Việt Nam

18:05 |
(Tinmoitruong.vn) - Tổ chức Y tế Thế giới họp khẩn trong 2 ngày, cân nhắc việc công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn cầu. Trước tình hình này, Bộ Y tế Việt Nam cũng ban hành kế hoạch ứng phó với dịch bệnh do virus Ebola.

Số mắc và tử vong do virus Ebola đang tăng từng ngày. Ảnh: The Blaze.

Ngày 7/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ký quyết định ban hành Kế hoạch hành động Phòng chống dịch bệnh do virus Ebola tại Việt Nam.

Tình huống một, khi chưa ghi nhận ca bệnh, mục tiêu là phát hiện sớm ca bệnh để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng. Tình huống hai, khi xuất hiện các ca bệnh xâm nhập thì cần khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch, điều trị tích cực hạn chế nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng. Tình huống ba là khi dịch lây lan trong cộng đồng.

Từ ngày 15/8, Bộ Y tế sẽ tiến hành làm tờ khai y tế với hành khách nhập cảnh từ vùng dịch chưa qua 21 ngày tại tất cả cửa khẩu quốc tế; bằng đường hàng không, đường bộ.

Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, việc kiểm soát khách nhập cảnh về từ những nước này thực sự rất khó, vì có thể họ bay bằng nhiều hãng hàng không khác nhau. Nếu triển khai tờ khai y tế với tất cả các chuyến bay thì sẽ rất tốn kém, mất thời gian; tương tự với đường bộ.

Vì thế, nhân viên y tế ở các cửa khẩu khi làm thủ tục nhập được giao nhiệm vụ xem hộ chiếu có đi từ 4 nước này trong vòng 21 ngày không. Nếu có, hành khách sẽ được yêu cầu khai tờ khai y tế, trong đó ghi rõ nơi ở và số điện thoại sử dụng tại Việt Nam. Đồng thời khuyến cáo nếu có biểu hiện gì bất thường khi liên hệ theo số điện thoại trên tờ khai. Những trường hợp có biểu hiện sốt được tạm thời cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

“Việc kiểm soát này thực hiện rất nghiêm ngặt. Lý do vì tỷ lệ mắc và tử vong do virus Ebola đang cao từng ngày. Đáng lo là có 100 nhân viên y tế bị lây nhiễm virus”, tiến sĩ Phu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Ngoại giao hạn chế cử cán bộ đến các quốc gia có dịch. Trường hợp phải đi, cần tổ chức tuyên truyền về biện pháp phòng chống.

Con số tử vong vì bệnh do virus Ebola đã nâng lên 980 với hơn 1.700 ca mắc tại những nước châu Phi. Liebria vừa công bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 90 ngày trên toàn quốc để ứng phó với dịch bệnh nguy hiểm này.

Trong khi đó, Bộ Y tế Saudi Arabia mới đây thông báo một người đàn ông 40 tuổi nghi nhiễm Ebola đã tử vong sau khi trở về từ Sierra Leone. Nếu trường hợp này được khẳng định thì đây sẽ là ca bệnh Ebola đầu tiên tử vong ngoài lục địa châu Phi. Ai Cập cũng lo ngại khi có 8 người vừa trở về từ vùng dịch, bị nghi nhiễm virus này đang được theo dõi sát sao.

Dù vậy, tiến sĩ Phu cũng khuyến cáo người dân nên bình bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng quá mức. Để phòng bệnh cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa… Nếu có tiếp xúc với khách mới về từ nước có dịch thì nên cảnh giác. Khi có dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi nên đến cơ sở y tế kịp thời.

Nguồn truyền bệnh có thể từ động vật. Ổ chứa mầm bệnh chính là dơi ăn quả, tinh tinh, khỉ đột, chuột, linh dương… Virus cũng có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc, tiếp xúc trực viếp với da, niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết cơ thể của người hoặc động vật nhiễm bệnh.

Vụ dịch Ebola đầu tiên được ghi nhận tại Sudan năm 1976 với hơn 600 trường hợp mắc. Từ đó đến nay dịch đã xảy ra tại 11 quốc gia. Đặc biệt, từ tháng 12/2013 dịch bắt đầu có xu hướng gia tăng rất nhanh, bắt nguồn từ Sierra Leone và Guinea, sau đó lan đến Liberia và gần đây nhất là Nigeria. Tại Nigeria số ca mắc nâng từ 4 lên 9 và một người đã tử vong.Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá đây là đợt bùng phát dịch chưa từng có.
Trích:Nam Phương(tinmoitruong.vn)

GIỚI THIỆU XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

01:52 |
Xử lý nước thải bệnh viện gồm hai nguồn: nguồn thứ nhất là nước thải từ sinh hoạt của cán bộ, căn tin, từ khu nuôi trú người thăm bệnh nhân và bệnh nhân chứa nhiều N,P, dầu mỡ, chất hữu cơ. Nguồn thứ hai là dịch, máu, hóa chất từ phòng thí nghiệm, giải phẫu chứa nhiều vi trùng nguy cơ gây bệnh cao. Vì đây là một trong những nguồn nước thải có dòng chất thải nguy hại nên phương pháp áp dụng phải triệt để không có khả năng gây hại về sau.

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện
Nước thải từ khu sinh hoạt và nước thải từ giải phẫu qua song chắn rác, lọc bỏ các túi rác, rác thô, tiếp theo qua bể lắng cát, loại bỏ các hạt cát, cặn lớn và đi vào hố thu gom. Song song với 2 bể trên, nước từ nhà về sinh chảy về bể tự hoại, và cũng đi chung vào hố thu gom để hòa trộn các dòng vào với nhau. Nước sẽ qua bể điều hòa tại đây lưu lượng và nồng độ của nước thải được ổn định, đây là công trình an toàn cho cả hệ thống, tránh tắc ngẽn nước, đảm bảo lượng nước cho các công trình sau nếu có sự cố mất nước. Ở bể này nước thải được cung cấp O2  nhờ hệ thống đĩa thổi khí để tránh hiện tượng yếm khí xuất hiện. Nước qua bể kỵ khí UASB, dựa trên hoat động của vi sinh vật kỵ khí sinh trưởng lơ lửng dưới đáy bể, chất hữu cơ như protein, cacbohydrat sẽ bị vi sinh vật phân hủy, giảm nhanh chóng chỉ số COD. Nước chảy qua bể thiếu khí theo hướng từ dưới lên, nhiệm vụ chính của bể là khử N, P, với sự có mặt của một phần O2. Nước sau khi ở bể này sẽ qua bể hiếu khí BIOFOR, nguyên lý hoạt động của vi sinh vât hiếu khí là sinh trưởng bám dính, bể này quyết định hiệu quả xử lý của quá trình, nước và khí chảy cùng chiều từ dưới lên, hàm lượng COD, BOD giảm đến 95%. Tiếp tục nước qua bể lắng, lắng các bùn hoạt tính, nước trong phía trên sang bể khử trùng, để nước đầu ra đạt chất lượng tốt nhất, sự lựa chọn tối ưu là O3. Bùn của bể BIOFOR sẽ tuần hoàn lại bể UASB để khử hoàn toàn nitrate, bùn dư từ bể lắng và bể điều hòa được qua bể nén vào máy ép bùn và được đem đi phơi. Chất lượng nước đầu ra đạt cột A/QCVN 28/2010/BTNMT

Trích: http://hoachatcoban.org/gioi-thieu-nuoc-thai-y-te/

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ SẢN XUẤT BIA

01:30 |
I.    Giới thiệu về nước thải sản xuất bia
Ngày nay, nhiều nhà máy, khu công nghiệp xuất hiện rất là nhiều kèm theo đó và sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó vẫn còn những hệ lụy khó có thể khắc phục được. Đặc biệt đó là vấn đề về môi trường. Và một trong những ngành công nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường đó là công nghiệp sản xuất bia.
Nước thải sản xuất bia có nồng độ BOD5, COD, SS rất cao. Ngoài ra, còn một số hóa chất trong quá trình sản xuất như NaOH, CaCO3, CaSO4…rất dộc hại cho sinh vật vì vậy chúng ta cần có biện pháp xử lý hiệu quả.
II.    Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia
Với những đặc tính của nước thải như vậy thì công nghệ xử lý được đề xuất để xử lý hiệu quả và nguồn ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT như sau xử lý nước thải

III.    Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Nước thải sau khi sản xuất được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ những chất rắn có hại cho đường ống. Sau đó được đưa về hố thu và chảy qua bể điều hòa. Tại đây điều chỉnh lại pH của nước thải, nồng độ và liều lượng. Tiếp theo cho qua bể lắng 1 để lắng trọng lực. Và dẫn nước thải đi qua bể UASB xảy ra quá trình xử lý sinh học kỵ khí và khí thoát ra sẽ được thu vào. Nước thải tiếp tục qua bể Aerotank vởi sự xử lý của vi sin vật hiếu khí, có sục khí vào và dẫn qua bể lắng 2 để lắng và cuối cùng cho qua bể khử trùng và đi ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT. công ty môi trường
Để hiểu rõ hơn về công nghệ xử lý hiện đại này, quý khách hãy liên hệ với công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn miễn phí. Kính chúc quý khách thành công! ^^
trích: http://hoachatcoban.org/hoa-chat-xu-ly-nuoc-thai-san-xuat-bia/

Ưu điểm và nhược điểm công nghệ xử lý nước thải công nghiệp giấy

18:37 |
Xử lý nước thải sản xuất giấy
Giấy là sản phẩm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, là vật dùng cần thiết trong cuộc sống, song để sản xuất ra giấy, phải tiêu tốn một lượng không lớn tài nguyên rừng và nước. Bảo vệ môi trường luôn song hành với sự phát triển của ngành nên vấn đề xử lý nguồn nước thải là vấn đề quan tâm của mọi nhà máy sản xuất giấy. đặc tính của nước thải sản xuất giấy là pH cao từ 9 – 11.5 do kiềm dư gây ra, hàm lượng COD, BOD5, SS cao rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt, nước chứa kim loại nặng, dịch đen, những hợp chất thơm đa vòng là những hợp chất có độc tính sinh học cao, gây bệnh về ung thư.
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải giấy :
Nước thải qua hố thu qua song chắn rác để lược bỏ các loại rác thô, rác này được đem đi xử lý ở bãi chôn lấp. Sau đó nước qua bể lắng cát, cát được lọc qua sân phơi cát. Nước qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ bằng cách sục khí, hòa trộn đều, điều chỉnh pH của nước bằng cách châm acid để giảm pH xuống còn 6 -7. Nước được bơm qua bể keo tụ, châm hóa chất phen nhôm để tăng quá trình keo tụ, phá vỡ hệ cân bằng hạt keo. Nước chuyển sang bể tạo bông, polymer được châm vào, các bông cặn hình thành sẽ lớn dần. nước qua bể lắng I để loại bỏ các bông cặn, sau đó qua bể kị khí UASB, vi sinh vật kị khí phân hủy chất hữu cơ giải phóng ra năng lượng. Sau khi đi qua bể UASB, nước qua bể aerotank, vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ rất tốt, nước tràn sang bể lắng II bông cặn phía dưới nước trong phía trên trản ra máng thu đi qua bể khử trùng diệt vi sinh vật gây bệnh và vào nguồn tiếp nhận.
- Ưu điểm: với tỷ lệ BOD5/COD < 0.55 và hàm lượng COD cao (>1000mg/l) xử lý kỵ khí và hiếu khí rất đạt hiệu quả, vận hành đơn giản, xử lý triệt để.
- Nhược điểm: chi phí vận hành cao công ty môi trường



Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải mực in

21:48 |
Giới thiệu xử lý nước thải mực in
Ít ai biết trong nước thải mực in có chứa rất nhiều chất gây ô nhiễm môi trường , ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. Nhưng số lượng nước thải mực in trong quá trình sản xuất là không nhiều . Chủ yếu lượng nước thải mực in được thải ra từ việc vệ sinh máy in, xưởng in, mực in bị đổ ra ngoài.
Tuy số lượng ít nhưng nước thải mực in rất khó xử lý vì trong thành phần nước thải mực in có chứa các chất hữu cơ khó xử lý, các chất hữu cơ này gây ảnh hưởng trực tiếp và sâu đối với môi trường thủy sinh , và môi trường sống nơi nó được thải ra.
Các thành phần chủ yếu của nước thải mực in

Ưu điểm và nhược điểm công nghệ xử lý nước thải ngành mực in:
Ưu điểm
Nơi đặt công trình xử lý nước thải mực in không cần quá lớn
Công trình xử lý nước thải hoạt động hoàn toan tự động cho năng xuất cao
Công nghệ xử lý nước có quy trình ,giai đoạn rõ ràng nên khi bảo trì mọi việc sẽ dễ dàng hơn
Công suất cao hơn
Nước thải mực in sau khi xử lý đạt đúng các tiêu chuẩn của nhà nước theo các quy định hiện hành của pháp luật (QCVN 40:2011 cột B).
Nhược điểm
Để có thể vận hành tốt quy trình xử lý nhân viên phải được đào tạo kỹ càng về các lý thuyết hóa lý
Khá tốn kém - công ty môi trường

Quy trình Xử lý nước thải cao su

20:34 |
I)    Tổng quan về xử lý nước thải cao su
Kinh tế ngày càng phát triển, cùng với đó nhu cầu sử dụng cao su ngày càng tăng, cao su được sử dụng hầu hết trong lĩnh vực sinh hoạt hằng ngày cho đến sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Nhưng việc sản xuất và chế biến mủ cao su thiên nhiên( gọi tắt là cao su) hiện nay xả ra môi trường một lượng lớn nước thải, ước tính mỗi năm lên đến 5 triệu m3 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy việc xử lí nước thải sinh ra trong quá trình chế biến mủ cao su là hết sức cần thiết và cực kì quan trọng.
II)    Thành phần và tính chất nước thải cao su
Nhà máy chế biến mủ cao su hằng ngày thải ra một lượng nước thải rất lớn, đặc biệt ở khâu đánh đông mủ( đối với quy trình chế biến từ mủ nước) với lượng nước thải ước tính từ 600-1800m3 tính riêng cho mỗi nhà máy. Nước thải này chứa hàm lượng các chất hữu cơ rất lớn điển hình như acid acetic, protein, đường, chất béo… Trong đó COD đạt từ 2.500-35.000mg/l, BOD từ 1.500-12.000mg/l ngoài ra cần phải quan tâm lớn đến SS, Nito, Photpho... . Bên cạnh đó các chất hữu cơ chứa trong nước thải có thể phân hủy kị khí sinh ra H2S và mercaptan gây độc và mùi hôi thối.
III)    Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cao su
IV)    Thuyết minh quy trình công nghệ công ty môi trường
Đầu tiên nước thải sẽ đi qua SCR thô để loại bỏ hết những rác có kích thước lớn, đảm bảo không bị tắt đường ống cũng như gây hại cho máy bơm ở phía sau, tiếp đến nước thải cao su sẽ được dẫn sang bể tiếp nhận tại đây ta lắp thêm một SCR tinh để loại bỏ thêm những rác mịn, sau đó nước thải được bơm lên bể điều hòa, tại bể điều hòa ta sẽ châm hóa chất để điều chỉnh pH, đồng thời với hệ thống khí nén được bơm vào bể để hòa trộn đồng đều nước thải tránh hiện tượng lắng cặn ở đáy bể. Tiếp đến nước thải sẽ chảy sang bể gạn mủ để thu lại những cặn mủ, và tiếp tục sang bể UASB tại đây các vi sinh vật kị khí sẽ phân hủy kị khí các chất hữu cơ có trong nước thải với sản phẩm sinh ra là các khí như CH4, NH3…khí metan sinh ra sẽ được thu hồi. Hiệu suất xử lí của bể UASB là từ 60-80%, sau đó nước thải được tiếp tục qua xử lí sinh học hiếu khí để loại bỏ triệt để các chất hữu cơ còn lại. Nước thải sau quá trình xử lí sinh học hiếu khí sẽ được dẫn qua bể lắng 2 để lắng phần nước trong dẫn qua bể khử trùng, dung dịch khử trùng sử dụng ở đây là clo, hết giai đoạn khử trùng nước thải sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận( nước thải sau xử lí đạt QCVN 01:2008/BTNMT- cột A)
Để hiểu rõ hơn về quy trình bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn rõ hơn! Chúc bạn có một ngày làm việc vui vẻ - 

XỬ LÍ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN BỘT MÌ

19:49 |
Xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì
•    Thành phần nước thải



Nguồn: Khoa Môi Trường – Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM
•    Quy trình công nghệ xử lí
Nước thải→ song chắn rác→ bể điều hòa→ bể axit hóa→ bể trung hòa→ bể sinh học kị khí UASB→ bể hiếu khí→ bể lắng→ hồ sinh học→ nước đầu ra.
•    Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải
Nước thải qua song chắn rác được giữ lại các rác, cặn thô.
Bể điều hòa dùng để điều hòa lưu lượng, ổ định dòng chảy cho bể phản ứng sau.
Bể axit hóa dùng để xử lí xianua.
Bể trung hòa dùng điểu chỉnh pH.
Bể sinh học kị khí xử lí 60 – 95% COD.
Bể sinh học hiếu khí xử lí phần BOD và COD còn lại.
Bể lắng dùng để lắng cặn ở bể sinh học.
Hồ sinh học xử lí phần hữu cơ còn lại.