Công nghệ xử lý nước thải ngành mực in

00:28 |
Nước thải ngành sản xuất mực in rất đặc biêt, nước thải từ quá trình sản suất không nhiều mà chủ yếu là từ nước thải vệ sinh máy móc, phân xưởng nhưng nồng độ của chất ô nhiễm rất cao. Đặc tính của xử lý nước thải mực in có độ màu cao, chỉ số BOD, COD rất cao, nếu không được xử lý nguồn tiếp nhận có màu, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của rong rêu tảo và các loại sinh vật thủy sinh. Mặt khác, gây màu cho nguồn tiếp nhận, làm mất cảnh quan môi trường.
Quy trình xử lý nước thải ngành mực in
 Để đảm bảo cho nước được hòa trộn, và do các đường ống được lắp đặt không tập trung nên ta xây dựng một hố thu để tập trung nước thải, trước đó đặt 1 song chắn rác để loại bỏ rác thô và bảo vệ bơm. Tiếp sau đó nước được đưa qua bể điều hòa, để ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải ta lắp đặt máy khuấy trộn chìm nhằm cung cấp O2 để ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn, ngăn mùi. Nước qua bể keo tụ - tạo bông, tại đây hóa chất được châm vào là phèn nhôm và polymer. Chức năng của phèn nhôm là phá vỡ hệ thống cân bằng hệ keo, polymer có nhiệm vụ kết dính bông cặn, tạo thành các hạt cặn lớn, tốc độ khuấy lúc đầu tăng dần để tăng kích thước bông cặn, lúc sau tốc độ giảm dần để các bông cặn không vỡ ra. Sau đó nước qua bể lắng, nước trong sẽ sang bể lọc áp lực có chứa cát, sỏi, than đá. Nước qua bể lọc qua nguồn tiếp nhận đạt cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT. Bùn từ bể lắng sẽ qua bể chứa bùn để ráo nước, rồi đưa về nơi thu gom để xử lý.
Công nghệ hóa lý này có rất nhiều ưu điểm: tiết kiệm diện tích, bảo trì thiết bị dễ dàng, dễ dàng cải tạo, nâng cao xử lý. công ty môi trường
Nhược điểm: phải có chu trình thu hồi bùn định kỳ để đảm bảo lượng nước đạt tiêu chuẩn đầu ra.

Giá xăng giảm lần thứ hai

18:19 |
Đây là lần thứ hai trong vòng nửa tháng qua giá xăng giảm, với mức 500 đồng mỗi lít.

Nhân viên cây xăng tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang thay biểu giá mới, áp dụng từ 16h ngày 7/8. Ảnh: Quý Đoàn

Theo yêu cầu của Liên bộ Tài chính - Công Thương, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam công bố giảm giá bán lẻ xăng dầu từ 70 đồng đến 500 đồng mỗi lít, kg từ 16h hôm nay. Trong đó, mặt hàng xăng RON 92 giảm mạnh nhất, 500 đồng mỗi lít. Các loại dầu giảm từ 70 đồng đến 160 đồng mỗi lít, kg.

Bảng giá mới của Petrolimex sau khi giảm giá:

Mặt hàng giá xăng dầu của Petrolimex sau khi giảm. Ảnh: Nguồn Petrolimex

Theo tính toán của Bộ Tài chính, giá bán hiện hành (chưa tính mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá) cao hơn giá cơ sở khoảng 191 đồng mỗi lít. Vì vậy, nếu ngừng sử dụng  quỹ (600 đồng mỗi lít), giá xăng trong nước chỉ có thể giảm tương ứng mức chênh lệch là 191 đồng. Tuy nhiên, để hài hòa lợi ích với người tiêu dùng, Liên Bộ đã yêu cầu doanh nghiệp giảm sử dụng Quỹ xuống còn 300 đồng mỗi lít; đồng thời giảm giá xăng trong nước phù hợp với quy định.

Nếu tham tham chiếu theo giá hiện hành của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, thì mức giảm tối thiểu đối với xăng RON 92 khoảng 491 đồng mỗi lít.

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 18 lần điều chỉnh, trong đó có 5 lần tăng, 8 lần giảm. Các lần còn lại là điều chỉnh mức sử dụng quỹ bình ổn và trích lợi nhuận định mức để giữ giá.

Trong đó, mặt hàng xăng 5 lần tăng giá và 2 lần giảm. Giá xăng lập kỷ lục vào ngày 7/7, khi tăng 410 đồng lên 25.640 đồng mỗi lít. Lần điều chỉnh gần nhất là ngày 28/7, giá xăng giảm 330 đồng xuống 25.310 đồng. Trong nhiều năm qua, rất hiếm khi giá xăng giảm tới 500 đồng một lít.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, một lít xăng RON 92 về Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu (18%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10%), thuế bảo vệ môi trường (1.000 đồng), thuế giá trị gia tăng (10%), tương đương 8.244 đồng.

Trích:Hoàng Lan(vnexpress.net)

Hậu quả vụ tràn dầu vùng Vịnh vẫn "Chưa kết thúc": Cá voi, rùa đang chết hàng loạt

18:14 |
(Tinmoitruong.vn) - Một báo cáo vừa đưa ra cảnh báo rằng sau 4 năm hậu quả vụ tràn dầu vùng vịnh vẫn “Chưa kết thúc”: 14 loài hiện vẫn đang bị đe dọa bởi thảm họa tràn dầu vùng Vịnh năm 2010.


 Một biển chết, rùa nằm trên dầu ở Vịnh Barataria thuộc bang Louisiana năm 2010- Ảnh của JOEL SARTORE

Bốn năm sau vụ tràn dầu lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Một vài loài động vật hoang dã ở vịnh Mexico vẫn đang đấu tranh để vượt qua thảm họa, theo một bài báo cáo vừa mới được đưa ra hôm nay.

Cá heo mũi chai và rùa biển đang chết dần ở con số kỷ lục, và chứng cứ mạnh mẽ là cái chết của chúng liên quan tới vụ tràn dầu, theo Doug Inkley nhà khoa học kỳ cựu của Hội liên hiệp động vật hoang dã quốc gia, nơi đã đưa ra bài báo cáo.

Vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon vào ngày 10 tháng 4 năm 2010 đã giết chết 11 người và phun ra hơn 200 triệu ga-lon (khoảng 750 triệu lít) dầu vào vịnh Mexico.Kể từ đó các cơ quan nhà nước  và  tổ chức phi lợi nhuận, bao gồm cả Hiệp hội động vật hoang dã quốc gia đã tiến hành nghiên cứu ở các vùng động vật hoang dã để theo dõi sự ảnh hưởng của việc dầu tràn.

Bài báo cáo-một tập tài liệu của công bố khoa học kể từ sau vụ tràn dầu, tiết lộ rằng “ Vụ tràn dầu ở vùng vịnh chẳng bao giờ kết thúc”, Inkley nói.

“Dầu không hề trôi đi: nó vẫn còn ở dưới đáy của vùng vịnh, đang dạt vào các bãi biển và nó vẫn còn trên các đầm lầy” ông nói.

“Tôi không thấy ngạc nhiên về điều này ở Prince William Sound, 25 năm sau vụ đắm tàu Exxon Valdze, vẫn còn một số loài vẫn chưa thể lấy lại sức hoàn toàn.

Tuy nhiên, BP (bristish petroleum) khẳng định rằng bài báo cáo đó là một phần trong việc kiện tụng chính trị chứ không phải khoa học.

“Ví dụ, bài báo cáo trình bày sai sự điều tra của Mỹ về cái chết của cá voi, cũng như trang web riêng của cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia, việc điều tra đó vẫn đang diễn ra” BP đã nói như thế trong một bài phát biểu cung cấp tới địa lý quốc gia.

“Bài báo cáo còn nhân tiện bỏ qua các thông tin sẵn có từ một bài báo cáo khoa học đọc lập khác nói rằng vùng vịnh đang trải qua một quá trình phục hồi mạnh. Chỉ mới tuần trước, một nghiên cứu được công bố bởi các nhà nghiên cứu ở đại học Auburn không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào chứng tỏ việc tràn dầu gây ảnh hưởng đến đàn cá diêu hồng con trên vùng đá ngầm ngoài bờ biển Alabama.

Ảnh: Alex Brandon, AP
Va chạm mạnh

Bản báo cáo đã nghiên cứu 14 loài sống trong vùng vịnh, cho thấ : Hơn 900 cá voi mũi chai được tìm thấy đã chết hoặc bị mắc cạn trong khu vự tràn dầu kể từ tháng 4 năm 2010, nếu kéo xác chết theo chiều dọc thì bằng 1,5 dặm ( tức là 2,4 km) của cá voi chết, Inkley nói. Các nhà khoa học đã nhận biết điều này hơn một năm trước  vì họ đã ghi chép lại các xác chết và những con bị mắc cạn trong vùng vịnh khoảng 1 thập kỷ.

Một nghiên cứu đang tiến hành cũng chỉ ra rằng cá voi nhẹ cân và xanh xao hơn khi bơi trong khu vực có dầu và còn chỉ ra dấu hiệu của bênh gan và phổi.

Một loài động vật ăn thịt hàng đầu như cá heo ngã bệnh thì những loài khác trong chuỗi thức ăn cũng đã gặp vấn đề, Inkley nói.

“Khi bạn thấy một con cá heo bị ốm, nó sẽ đưa ra dấu hiệu cho bạn biết và nó cần được kiểm tra”.

Có 5 loài rùa biển sống trong vùng vịnh và tất cả chúng đều bị liệt vào danh sách loài đang bị đe dọa bởi luật các loài có nguy cơ tiệt chủng. Khoảng 500 loài rùa biển được tìm thấy trong vùng tràn dầu mỗi năm kể từ năm 2011- “Một sự tăng lên ấn tượng hơn cả mức thông thường” theo NWF. Điều không được biết đến đó là có bao nhiêu rùa chết ở biển và không bao giờ được tìm thấy bởi các nhà khoa học.

Một loại hóa chất dầu từ vụ tràn dầu được cho là nguyên nhân gây ra nhịp tim không đều trong phôi của cá ngừ. Đó là giai đoạn then chốt cho sự phát triển của cá, do vậy có một vài mối lo ngại rằng sự thiệt hại này có thể gây nên bệnh tim hoặc cái chết, Inkey nói.

Chim lặn Gavia và các loài chim trú đông trên bờ biển louisana đang mang ngày càng nhiều dầu độc trong máu của chúng.

Cá nhà táng đã bơi gần hầm mỏ của BP sẽ có mức độ kim loại gây tổn hại cho DNA cao hơn trước. Kim loại trong cơ thể chúng, ví dụ crom và niken, là những thứ có trong hầm mỏ.

 “Tóm lại, chúng ta còn cả một chặng đường dài phía trước để hiểu hết sự ảnh hưởng một cách đầy đủ”, Inkely nói.

Để kết thúc, NWF và Cơ quan Đại Dương và Khí Quyển quốc gia Mỹ sẽ tiếp tục giám sát các loài động vật hoang dã trong vùng dầu tràn-việc sau cùng được yêu cầu làm bởi đạo luật ô nhiễm dầu.

“Khôi phục lại hệ sinh thái đã bị nhiễm dầu là mục đích”, Inkley nói, nhưng ông cũng nói thêm dầu rất khó để mà xóa bỏ hoàn toàn, đặt biệt ở các vùng đầm lầy và dưới đáy đại dương. Đó là lý do tại sao NWF đang nhấn mạnh sự bảo tồn – đặc biệt là tiếp nhận các nguồn năng lượng thay thế không dựa vào các bon và không gây tràn dầu.

“Tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi những “xác sống” bồ công nông bị chôn vùi trong dầu” Inkley nói thêm- “Chúng ta không nên để chúng xảy ra lần nữa”.
Trích: tinmoitruong.vn

Luật mới xe máy phải kiểm định khí thải?

18:10 |
(Tinmoitruong.vn) - Bộ GTVT đã có văn bản giao Cục Đăng kiểm VN triển khai thực hiện quyết định đề án kiểm soát khí thải môtô, xe máy được Thủ tướng phê duyệt ngày 17-6-2010.

Xe máy xả khói trên đường Bến Bình Đông, Q.8, TP.HCM (ảnh chụp trưa 3-8) - Ảnh: Quang Định

Theo đó, lộ trình giai đoạn 2010-2013 kiểm khói đối với xe máy trên 10 năm tuổi ở TP.HCM và Hà Nội.

Việc triển khai theo văn bản của Bộ Giao thông vận tải về kiểm soát khí thải xe máy là một động thái tích cực nhằm giảm thiểu tác hại của các loại khí thải độc hại đối với môi trường sống của người dân. Tuy nhiên, câu chuyện kiểm soát khí thải vẫn còn rất khó bởi lộ trình chưa hợp lý và chế tài nửa vời.

Việc làm cấp bách

Theo một tính toán của chương trình công nghệ giảm phát khí thải nhà kính Việt Nam thuộc dự án Calculator 2050 của Anh tài trợ cho Bộ Công thương thực hiện, ước tính tỉ lệ người tử vong do ô nhiễm không khí từ khí thải ôtô, xe máy tại TP.HCM khoảng 14 người/ngày vào năm 2015.

Số lượng phương tiện xe máy trên cả nước đã vượt qua con số 37 triệu xe, vượt kế hoạch bảy năm so với lộ trình phát triển giao thông đường bộ được Thủ tướng Chính phủ duyệt. Chuyện kiểm soát khí thải xe máy đang là việc làm cấp bách nhất hiện nay.

Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM, 24/37 triệu xe máy đang trở thành nguồn phát thải chính gây ô nhiễm không khí tại các đô thị. Hầu hết các TP lớn đều nhiễm bụi PM10, CO, HC, NOx và các chất phụ gia trong xăng như benzene...

Đây là những chất độc hại có trong khí thải xe cơ giới, chủ yếu từ các xe chạy bằng xăng. Số liệu nghiên cứu tại TP.HCM cũng cho thấy các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp tăng nhanh, tỉ lệ thuận với sự gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm có trong không khí. Biết là vậy nhưng kiểm soát khí thải, nhất là đối với xe máy, quả là chuyện “không dễ ăn”.

Xung quanh việc kiểm soát khí thải, ông Lê Anh Tú - phó trưởng phòng kiểm định xe cơ giới Cục Đăng kiểm Việt Nam - cho biết dự kiến môtô, xe máy cứ trên ba năm sử dụng phải được đi kiểm định khí thải một lần/năm. Thủ tục kiểm tra khí thải xe máy rất đơn giản, mỗi lần kiểm tra chỉ mất khoảng 10 phút/xe.

Nếu phát hiện những bộ phận nào là nguyên nhân gây nên khí thải vượt mức cho phép thì nhân viên kiểm định sẽ tư vấn với người dân để thay thế.

Về vấn đề tiêu chuẩn nào là chuẩn cho khí thải xe máy được lưu thông tại Việt Nam, ông Tú nói hơn 50% xe máy qua điều tra của cục đều không đạt mức khí thải tiêu chuẩn là 4,5 CO và 1.500HC (đối với xe sử dụng động cơ bốn kỳ) và 10.000 HC (động cơ hai kỳ) đang được áp dụng tại Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc).

Đây là một vấn đề cần có lộ trình, cục sẽ đề xuất mức tiêu chuẩn “mềm” cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Hữu Trí - phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, cục đã xây dựng trạm mẫu kiểm định khói tại Hà Nội và TP.HCM làm cơ sở cho nghiên cứu thử.

Quan điểm của cục vẫn là thực hiện từng bước, có trọng tâm trọng điểm. Trước tiên là kiểm soát ở hai TP lớn, sau đó mới mở rộng ra các địa phương khác. Lộ trình trước hết là kiểm soát xe cũ, sau đó đến xe mới.

Còn nhiều vướng mắc

Nhiều người dân hiện nay đang rất thắc mắc liệu đề án sẽ đi đến đâu? Bởi không phải đến thời điểm này chuyện kiểm soát khí thải xe máy mới được nhắc đến. Nếu theo đúng lộ trình thì đề án kiểm soát khí thải xe máy đã bước vào giai đoạn 2, tức là giai đoạn 2013-2015 sẽ kiểm định khí thải từ 80-90% xe máy tại hai TP thí điểm là TP.HCM và Hà Nội.

Ông Nguyễn Thế Vinh - nhân viên bảo hành của một hãng xe máy lớn ở thị trường Việt Nam - nhìn nhận nếu áp dụng mức tiêu chuẩn bắt buộc phải đạt thì có thể 50% xe máy hiện nay phải được bảo dưỡng, thay thế một số phụ tùng như xupáp, bộ chế hòa khí...

Phí bảo dưỡng, sửa chữa được ước tính từ vài chục ngàn tới vài trăm ngàn đồng đối với xe số và có thể lên hơn 10 triệu đồng đối với các xe tay ga.

“Tôi nghĩ kiểm tra, bảo trì xe thì tốt nhưng chỉ với những người có xe đời mới, chứ với những người lao động có xe cũ thì dễ gì họ chịu bỏ tiền ra thay thế phụ kiện để đáp ứng khí thải. Hiện ở TP.HCM số lượng người sử dụng xe máy cũ rất nhiều, nếu bị phạt chắc họ cũng bỏ xe luôn”.

“Nếu lấy tuổi xe để đi kiểm định là thiếu khoa học. Bởi thông số để xác định xe giảm chất lượng không thể dựa vào thời gian sử dụng hoặc số kilômet lưu hành. Với một chiếc xe mua cùng một thời điểm, người hành nghề xe ôm sẽ có tần suất sử dụng cao gấp trăm lần so với những người làm việc văn phòng. Còn nếu dựa vào số kilômet lưu hành để kiểm khói lại càng không ổn, vì chuyện nhờ một thợ sửa xe điều chỉnh giảm số kilômet trên đồng hồ dễ dàng như trở bàn tay” - ông Nguyễn Hồng Quang, giám đốc Trung tâm đăng kiểm 50-06V TP.HCM, nhận định.

Theo các chuyên gia giao thông, một trong những điểm khiến đề án này chưa khả thi chính là việc quy định xe máy có đăng ký biển số ở TP Hà Nội và TP.HCM thì sẽ phải kiểm tra khí thải. Bởi ngoài số lượng xe này còn có rất nhiều xe đến từ các tỉnh, thành khác.

Một trong những điều khiến nhiều chuyên gia đăng kiểm băn khoăn là đến nay vẫn chưa có chế tài hoặc mức phạt nào nếu người dân không chịu đưa xe đi kiểm định khói.

Về vấn đề này, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục xây dựng dự thảo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với hành vi vi phạm về kiểm soát khí thải ôtô, xe máy. Cụ thể, các xe máy sau khi kiểm định khí thải xong sẽ được dán tem hoặc giấy chứng nhận, nếu không xuất trình được những loại chứng nhận này sẽ bị xử phạt hành chính.

“Tốt nhất là nên kiểm soát chặt chẽ công nghệ động cơ ở các nhà sản xuất xe máy. Song hành với chuyện kiểm soát khí thải thì nên tính đến bài toán giảm thiểu phương tiện cá nhân bằng cách khuyến khích xây dựng hệ thống giao thông công cộng, quy hoạch cơ sở hạ tầng đô thị hợp lý, khoa học” - ông Huỳnh Kim Tước, giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM, chia sẻ.

“Trong tương lai, số lượng xe máy sẽ tiếp tục tăng và kiểm soát khí thải là điều nên làm cấp bách. Tuy nhiên, nếu nhìn vào lộ trình kiểm soát khí thải ở các nước có nhiều xe máy thì rõ ràng chúng ta đang đi rất chậm” - PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nói.

Ông Dũng cho rằng đây là một việc làm khó nhưng hoàn toàn có thể làm được nếu học hỏi kinh nghiệm từ Mỹ. Các trạm khí thải nên giao cho tư nhân làm nếu họ có đủ sức. Trong tương lai cần có chính sách khuyến khích và ép các công ty xe máy đầu tư công nghệ mới.
TP.HCM chưa được triển khai

Trung tá Trình Xuân Hải, đội trưởng đội CSGT Công an Q.1 (TP.HCM), cho biết hiện vẫn chưa nhận được thông tin gì về việc hướng dẫn xử phạt xe máy lưu thông trên đường tại TP.HCM nhưng không đạt tiêu chuẩn về mức khí thải ra môi trường.

Để xử lý được những phương tiện lưu thông có vi phạm về khí thải thì phải có máy đo để định lượng xử phạt. Nhưng hiện nay đội chưa có loại thiết bị này.

Thiếu tá Nguyễn Khắc Vũ, đội trưởng đội CSGT Công an Q.Phú Nhuận, cũng nói chưa nắm được quy định mới về xử phạt các loại xe máy không đạt tiêu chuẩn về xả khí thải ra môi trường.

Trước đây, Chính phủ có nghị định có hướng dẫn xử lý các loại xe tải, xe buýt... xả khói đen mù mịt ra môi trường. Tuy nhiên, ở cấp các đội CSGT quận, huyện thì chưa có thiết bị đo khí thải để xử lý.

Lãnh đạo Trung tâm đăng kiểm 50-02S (Q.11) cho biết đến nay chưa nghe thời điểm triển khai cụ thể kiểm định xe máy tại TP.HCM từ Cục Đăng kiểm Việt Nam. Việc đăng kiểm xe máy sẽ không đơn giản vì rất dễ bị phàn nàn. Kiểm định ôtô còn phải mất rất nhiều năm mới đưa vào nề nếp, chắc chắn kiểm tra khí thải xe máy sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Theo ông Nguyễn Đình Quân - giám đốc Trung tâm đăng kiểm 50-05V (Q.12), việc đăng kiểm khí thải xe máy cần được mở rộng ra nhiều doanh nghiệp như các trung tâm bảo dưỡng xe máy Honda, Yamaha...

Hiện các trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM đang ùn ứ kiểm định ôtô, đừng nói đến mở thêm chuyện đăng kiểm xe máy.
Trích: tinmoitruong.vn

Ứng phó virus Ebola của Việt Nam

18:05 |
(Tinmoitruong.vn) - Tổ chức Y tế Thế giới họp khẩn trong 2 ngày, cân nhắc việc công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn cầu. Trước tình hình này, Bộ Y tế Việt Nam cũng ban hành kế hoạch ứng phó với dịch bệnh do virus Ebola.

Số mắc và tử vong do virus Ebola đang tăng từng ngày. Ảnh: The Blaze.

Ngày 7/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ký quyết định ban hành Kế hoạch hành động Phòng chống dịch bệnh do virus Ebola tại Việt Nam.

Tình huống một, khi chưa ghi nhận ca bệnh, mục tiêu là phát hiện sớm ca bệnh để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng. Tình huống hai, khi xuất hiện các ca bệnh xâm nhập thì cần khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch, điều trị tích cực hạn chế nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng. Tình huống ba là khi dịch lây lan trong cộng đồng.

Từ ngày 15/8, Bộ Y tế sẽ tiến hành làm tờ khai y tế với hành khách nhập cảnh từ vùng dịch chưa qua 21 ngày tại tất cả cửa khẩu quốc tế; bằng đường hàng không, đường bộ.

Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, việc kiểm soát khách nhập cảnh về từ những nước này thực sự rất khó, vì có thể họ bay bằng nhiều hãng hàng không khác nhau. Nếu triển khai tờ khai y tế với tất cả các chuyến bay thì sẽ rất tốn kém, mất thời gian; tương tự với đường bộ.

Vì thế, nhân viên y tế ở các cửa khẩu khi làm thủ tục nhập được giao nhiệm vụ xem hộ chiếu có đi từ 4 nước này trong vòng 21 ngày không. Nếu có, hành khách sẽ được yêu cầu khai tờ khai y tế, trong đó ghi rõ nơi ở và số điện thoại sử dụng tại Việt Nam. Đồng thời khuyến cáo nếu có biểu hiện gì bất thường khi liên hệ theo số điện thoại trên tờ khai. Những trường hợp có biểu hiện sốt được tạm thời cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

“Việc kiểm soát này thực hiện rất nghiêm ngặt. Lý do vì tỷ lệ mắc và tử vong do virus Ebola đang cao từng ngày. Đáng lo là có 100 nhân viên y tế bị lây nhiễm virus”, tiến sĩ Phu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Ngoại giao hạn chế cử cán bộ đến các quốc gia có dịch. Trường hợp phải đi, cần tổ chức tuyên truyền về biện pháp phòng chống.

Con số tử vong vì bệnh do virus Ebola đã nâng lên 980 với hơn 1.700 ca mắc tại những nước châu Phi. Liebria vừa công bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 90 ngày trên toàn quốc để ứng phó với dịch bệnh nguy hiểm này.

Trong khi đó, Bộ Y tế Saudi Arabia mới đây thông báo một người đàn ông 40 tuổi nghi nhiễm Ebola đã tử vong sau khi trở về từ Sierra Leone. Nếu trường hợp này được khẳng định thì đây sẽ là ca bệnh Ebola đầu tiên tử vong ngoài lục địa châu Phi. Ai Cập cũng lo ngại khi có 8 người vừa trở về từ vùng dịch, bị nghi nhiễm virus này đang được theo dõi sát sao.

Dù vậy, tiến sĩ Phu cũng khuyến cáo người dân nên bình bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng quá mức. Để phòng bệnh cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa… Nếu có tiếp xúc với khách mới về từ nước có dịch thì nên cảnh giác. Khi có dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi nên đến cơ sở y tế kịp thời.

Nguồn truyền bệnh có thể từ động vật. Ổ chứa mầm bệnh chính là dơi ăn quả, tinh tinh, khỉ đột, chuột, linh dương… Virus cũng có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc, tiếp xúc trực viếp với da, niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết cơ thể của người hoặc động vật nhiễm bệnh.

Vụ dịch Ebola đầu tiên được ghi nhận tại Sudan năm 1976 với hơn 600 trường hợp mắc. Từ đó đến nay dịch đã xảy ra tại 11 quốc gia. Đặc biệt, từ tháng 12/2013 dịch bắt đầu có xu hướng gia tăng rất nhanh, bắt nguồn từ Sierra Leone và Guinea, sau đó lan đến Liberia và gần đây nhất là Nigeria. Tại Nigeria số ca mắc nâng từ 4 lên 9 và một người đã tử vong.Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá đây là đợt bùng phát dịch chưa từng có.
Trích:Nam Phương(tinmoitruong.vn)

GIỚI THIỆU XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

01:52 |
Xử lý nước thải bệnh viện gồm hai nguồn: nguồn thứ nhất là nước thải từ sinh hoạt của cán bộ, căn tin, từ khu nuôi trú người thăm bệnh nhân và bệnh nhân chứa nhiều N,P, dầu mỡ, chất hữu cơ. Nguồn thứ hai là dịch, máu, hóa chất từ phòng thí nghiệm, giải phẫu chứa nhiều vi trùng nguy cơ gây bệnh cao. Vì đây là một trong những nguồn nước thải có dòng chất thải nguy hại nên phương pháp áp dụng phải triệt để không có khả năng gây hại về sau.

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện
Nước thải từ khu sinh hoạt và nước thải từ giải phẫu qua song chắn rác, lọc bỏ các túi rác, rác thô, tiếp theo qua bể lắng cát, loại bỏ các hạt cát, cặn lớn và đi vào hố thu gom. Song song với 2 bể trên, nước từ nhà về sinh chảy về bể tự hoại, và cũng đi chung vào hố thu gom để hòa trộn các dòng vào với nhau. Nước sẽ qua bể điều hòa tại đây lưu lượng và nồng độ của nước thải được ổn định, đây là công trình an toàn cho cả hệ thống, tránh tắc ngẽn nước, đảm bảo lượng nước cho các công trình sau nếu có sự cố mất nước. Ở bể này nước thải được cung cấp O2  nhờ hệ thống đĩa thổi khí để tránh hiện tượng yếm khí xuất hiện. Nước qua bể kỵ khí UASB, dựa trên hoat động của vi sinh vật kỵ khí sinh trưởng lơ lửng dưới đáy bể, chất hữu cơ như protein, cacbohydrat sẽ bị vi sinh vật phân hủy, giảm nhanh chóng chỉ số COD. Nước chảy qua bể thiếu khí theo hướng từ dưới lên, nhiệm vụ chính của bể là khử N, P, với sự có mặt của một phần O2. Nước sau khi ở bể này sẽ qua bể hiếu khí BIOFOR, nguyên lý hoạt động của vi sinh vât hiếu khí là sinh trưởng bám dính, bể này quyết định hiệu quả xử lý của quá trình, nước và khí chảy cùng chiều từ dưới lên, hàm lượng COD, BOD giảm đến 95%. Tiếp tục nước qua bể lắng, lắng các bùn hoạt tính, nước trong phía trên sang bể khử trùng, để nước đầu ra đạt chất lượng tốt nhất, sự lựa chọn tối ưu là O3. Bùn của bể BIOFOR sẽ tuần hoàn lại bể UASB để khử hoàn toàn nitrate, bùn dư từ bể lắng và bể điều hòa được qua bể nén vào máy ép bùn và được đem đi phơi. Chất lượng nước đầu ra đạt cột A/QCVN 28/2010/BTNMT

Trích: http://hoachatcoban.org/gioi-thieu-nuoc-thai-y-te/

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ SẢN XUẤT BIA

01:30 |
I.    Giới thiệu về nước thải sản xuất bia
Ngày nay, nhiều nhà máy, khu công nghiệp xuất hiện rất là nhiều kèm theo đó và sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó vẫn còn những hệ lụy khó có thể khắc phục được. Đặc biệt đó là vấn đề về môi trường. Và một trong những ngành công nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường đó là công nghiệp sản xuất bia.
Nước thải sản xuất bia có nồng độ BOD5, COD, SS rất cao. Ngoài ra, còn một số hóa chất trong quá trình sản xuất như NaOH, CaCO3, CaSO4…rất dộc hại cho sinh vật vì vậy chúng ta cần có biện pháp xử lý hiệu quả.
II.    Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia
Với những đặc tính của nước thải như vậy thì công nghệ xử lý được đề xuất để xử lý hiệu quả và nguồn ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT như sau xử lý nước thải

III.    Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Nước thải sau khi sản xuất được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ những chất rắn có hại cho đường ống. Sau đó được đưa về hố thu và chảy qua bể điều hòa. Tại đây điều chỉnh lại pH của nước thải, nồng độ và liều lượng. Tiếp theo cho qua bể lắng 1 để lắng trọng lực. Và dẫn nước thải đi qua bể UASB xảy ra quá trình xử lý sinh học kỵ khí và khí thoát ra sẽ được thu vào. Nước thải tiếp tục qua bể Aerotank vởi sự xử lý của vi sin vật hiếu khí, có sục khí vào và dẫn qua bể lắng 2 để lắng và cuối cùng cho qua bể khử trùng và đi ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT. công ty môi trường
Để hiểu rõ hơn về công nghệ xử lý hiện đại này, quý khách hãy liên hệ với công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn miễn phí. Kính chúc quý khách thành công! ^^
trích: http://hoachatcoban.org/hoa-chat-xu-ly-nuoc-thai-san-xuat-bia/