100% mẫu nước ở Mỹ Đình II chứa chất gây ung thư

00:50 |

Ngày 7/7, Sở Y tế Hà Nội công bố 100% mẫu nước được lấy tại Trạm cấp nước Mỹ Đình II đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép. Trước đó, trong 2 ngày mùng 2 và 5/7, Trung tâm Y tế dự phòng (Sở Y tế Hà Nội) và Viện kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia đã tiến hành lấy 14 mẫu nước (bao gồm nước thô, nước qua xử lý tại Trạm, nước lấy ở hộ dân) để xét nghiệm hàm lượng thạch tín.

Đến nay, trong 13 mẫu được kiểm tra thì cả 13 mẫu đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép. Chiếu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành năm 2009, giới hạn hàm lượng thạch tín cho phép trong nước chỉ là 0,01mg/l thì 100% các mẫu nước này đều không an toàn về hàm lượng thạch tín.

Cụ thể, hàm lượng thạch tín dao động từ 0,018mg/l đến 0,079mg/l. Như vậy, các mẫu nước ở Trạm cấp nước Mỹ Đình II có thạch tín vượt ngưỡng từ 2 - gần 8 lần.Trước tình trạng này, Sở Y tế Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng yêu cầu Công ty HUDS dừng hoạt động cấp nước của Trạm cấp nước Mỹ Đình II. Trạm cấp nước Mỹ Đình II chỉ được phép tiếp tục hoạt động khi chất lượng nước cung cấp đảm bảo theo đúng qui định. Trong thời gian dừng hoạt động, Công ty HUDS có trách nhiệm đảm bảo việc cung cấp nước đầy đủ để người dân sử dụng.

Trước đó, từ ngày 27-30/6 Bộ Y tế đã tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng nước tại 16 nhà máy nước và 07 trạm cấp nước trên địa bàn Hà Nội, trạm cấp nước khu đô thị Nam Đô; chất lượng nước cấp sau đồng hồ tại một số hộ gia đình tại 06 quận nội thành với tổng số mẫu là 196 mẫu (Trong đó 30 mẫu lấy tại các nhà máy, trạm cấp nước và 166 mẫu lấy tại các hộ gia đình). Kết quả xét nghiệm mẫu nước cho thấy có một số mẫu nước không đạt các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 01:2009/BYT. 

Kết quả xét nghiệm tại 16 nhà máy nước và 07 trạm cấp nước đánh giá 107 chỉ tiêu (theo QCVN 01/2009) có 05/107 chỉ tiêu không đạt: Chỉ tiêu Asen có 1/20 cơ sở cấp nước là trạm cấp nước Mỹ Đình II có nồng độ cao hơn 1,82 lần ngưỡng cho phép (xét nghiệm thực tế 0,0182 mg/L); Chỉ tiêu Clo dư (20/20 cơ sở cấp nước có nồng độ cao hơn ngưỡng cho phép và 150/155 mẫu lấy tại hộ gia đình thấp hơn ngưỡng cho phép) (mức dao động từ 0.02 - 1,33 mg/L); Chỉ tiêu Amoni (từ 0,02 - 7,89 mg/L) (có 7/20 cơ sở cấp nước và 15/155 mẫu tại hộ gia đình và pecmanganat (2,56 - 9,60 mg/L) (có 12/20  mẫu tại cơ sở cấp nước và 40/155 mẫu tại hộ gia đình). Hai chỉ tiêu không đạt này chủ yếu ở khu vực Quận Hoàng Mai); Mangan (0,361 mg/L) (có 1/20 cơ sở cấp nước cao hơn nồng độ cho phép, tại nhà máy nước Sơn Tây, cơ sở 1).

Kết quả xét nghiệm tại Khu đô thị Nam Đô: Nước cấp từ công ty kinh doanh nước sạch cung cấp đến bể chứa của khu đô thị: 02 chỉ tiêu Clo dư và pecmanganat không đạt QCVN 01:2009/BYT. Nước từ bể đến các hộ gia đình: Tại các bể mái có sự tồn tại của vi sinh vật (coliform và coliform chịu nhiệt) ở mức độ thấp (dưới 50CFU/100ml) và không đạt chỉ tiêu nitrit. Tại hộ gia đình có 4/15 mẫu nước không đạt chỉ tiêu nitrit và 15/15 không đạt chỉ tiêu pecmanganat và clo dư.

Theo Bộ Y tế, việc ăn nước nhiễm Asen lâu ngày có thể gây nhiều bệnh lý cho cơ thể, như xuất hiện mảng sừng dày trên da, rối loạn tiêu hóa, xơ gan, tăng huyết áp… Asen cũng là một trong những chất độc có thể gây ung thư.

Thạch tín  khi thâm nhập hàng ngày vào cơ thể kể cả ở hàm lượng thấp cũng gây tác nhân ung thư
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, các tổn thương liên quan đến sử dụng nước nhiễm thạch tín để ăn uống chủ yếu là nhiễm độc mạn tính với các triệu chứng: tiêu chảy hoặc táo bón, ngứa, nổi ban đỏ, niêm mạc tổn thương, viêm lợi, viêm họng, viêm đường hô hấp trên và viêm màng kết hợp. Các triệu chứng về thần kinh như tê cóng, bỏng da, kiến bò kèm theo run, teo cơ, viêm nhiều dây thần kinh. Tổn thương da: viêm, loét dày sừng lòng bàn tay, bàn chân, biến đổi sắc tố da, sạm da, rụng tóc, rụng lông và tăng tỷ lệ ung thư da, phổi, bàng quang, xương sàng.

Đối với người sau khi ăn, uống phải một lượng lớn thạch tín từ 0,3 – 30mg sẽ xảy ra nhiễm độc cấp, các triệu chứng thường bộc lộ trong vòng từ 30 – 60 phút và dẫn tới tử vong sau vài giờ hoặc vài ngày. Ngộ độc cấp tính thạch tín thường bắt đầu bằng một cảm giác thấy vị kim loại hoặc tỏi, bỏng rát môi và khó nuốt. Nôn dữ dội có thể xảy ra sau đó và có thể cuối cùng dẫn tới xuất huyết. Sau khi gây ra hàng loạt vấn đề ban đầu với dạ dày – ruột, nhiễm độc thạch tín có thể làm ngừng hoạt động của nhiều cơ quan, và dẫn đến gan to, rối loạn chuyển hóa melamin, tan máu, viêm dây thần kinh ngoại biên.

Sau khi hấp thu thạch tín vào gan, thận, tim, xương, da, lông, tóc, móng, não và tích lũy một phần ở các tổ chức này. 75% Asen hấp thu được thải qua thận ra nước tiểu dưới dạng acid dimetylarsinic 65% và acid metylarsonic 20%. Vài phần trăm thải theo phân trong tuần lễ đầu tiên. Một số ít thạch tín hấp thu được thải ra qua sự bong da, lông, tóc, móng….
Trích:H. Thanh-TH(tinmoitruong.vn)

Nồng độ CO2 trong khí quyển đã vượt ngưỡng mới

00:44 |

Ngày 26/5, Cơ quan khí tượng học thế giới (WMO) thông báo nồng độ khí đi-ô-xít các-bon (CO2) trong khí quyển đã vượt ngưỡng mới, cho thấy tính cấp bách của các nỗ lực hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên.
Ảnh: TTO

WMO cho biết trong tháng Tư vừa qua, nồng độ khí CO2 trung bình trong khi quyển lần đầu tiên đã vượt mức 400 phần triệu ở bán cầu Bắc, khu vực ô nhiễm hơn bán cầu Nam. Hiện tượng này từng xảy ra ở bán cầu Bắc vào mùa Xuân nhưng đây là lần đầu tiên hàm lượng CO2 trung bình của tháng vượt ngưỡng này.
WMO cho biết thêm nồng độ CO2 trung bình trên toàn cầu sẽ vượt ngưỡng 400 phần triệu vào năm 2015 hoặc 2016, so với 393,1 phần triệu trong năm 2012.

Theo người đứng đầu WMO Michel Jarraud (Mi-sen Gia-rốt), cần phải coi thay đổi trên là hồi chuông cảnh tỉnh về thực trạng khí thải gây biến đổi khí hậu. Ông đồng thời cảnh báo thế giới không còn nhiều thời gian để ngăn chặn chiều hướng này gia tăng.

Nồng độ CO2 trong khi quyển thời kỳ tiền Cách mạng công nghiệp là 278 phần triệu và tăng trung bình 2 phần triệu mỗi năm trong thập kỷ qua.
Trích: (TTXVN)(tinmoitruong.vn)

Hậu Giang: Cần xử lý triệt để tình trạng khai thác kiểu tận diệt nguồn lợi thủy sản

00:36 |

 Mùa mưa là mùa sinh sản của các loại thủy sản sống nước ngọt, nhất là các loại cá đồng. Tuy nhiên, với việc khai thác, đánh bắt "vô tội vạ", tận thu cá bé đến cá lớn như hiện nay, nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở tỉnh Hậu Giang đang ngày càng mai một, đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt.

Cần xử lý triệt để tình trạng khai thác kiểu tận diệt nguồn lợi thủy sản- Ảnh minh hoạ: IE

Trong những ngày này, dạo quanh các chợ từ thành thị đến nông thôn, đặc biệt là ở chợ xã, dọc đường giao thông nông thôn như: đường nối Vị Thanh- Cần Thơ, Vị Thanh- Long Mỹ…, chúng tôi đều chứng kiến cảnh mua bán cá non (loại cá nhỏ, vừa sinh sản), như cá lòng ròng (loại cá lóc vừa nở), cá sặc bướm, cá rô, thát lát, lươn, rùa… Đây là loại cá đồng thiên nhiên nhưng hiện nay rất khan hiếm, số lượng chỉ còn rất ít. Nhiều lúc cả chợ không tìm ra một con cá đồng. Mặc dù cá to rất hiếm nhưng hễ đến mùa mưa là cá non tràn ngập chợ, người mua người bán vô tư không hề bị nghiêm cấm, xử lý.

Được biết, các loại cá sống nước ngọt mỗi năm sinh sản một đợt vào đầu mưa. Trước đây, khi chưa có kỹ thuật ép cá giống, nuôi cá công nghiệp như hiện nay, vào mùa sinh sản cá non, người dân thường tạo môi trường thuận lợi cho cá phát triển. Hiện nay, phong trào nuôi cá công nghiệp phát triển, cộng với thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp, tăng vụ, dùng nhiều thuốc hóa học, người dân lại "lén lút" khai thác, đánh bắt nên khó bảo vệ được cá non, trong khi cá non chính là nguồn cá giống có vai trò tái cân bằng nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Vì vậy, việc đánh bắt cá non đồng nghĩa với việc tận diệt nguồn lợi thủy sản.

Cùng với nạn khai thác, tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là việc sử dụng phân bón, thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước, hủy hoại môi trường, khiến các loại thủy sản không thể sinh sống.

Nguồn lợi thủy sản nước ngọt, đặc biệt là các loại cá đồng thiên thiên vốn rất nhiều ở Hậu Giang, nhưng nay đã bị mai một, cạn kiệt. Dù thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, nhưng vẫn khó xử lý triệt để tình trạng này.
Trích: Huỳnh Sử(tinmoitruong.vn)

Xử lý rác thải là gì?

20:48 |

Xử lý rác thải


Những thứ , những đồ vật , những sinh vật .. .mà con người dùng không dùng hoặc sử dụng  và bỏ đi gọi chung là chất thải, Vì vậy chúng ta cần có những phương pháp để xử lý những thứ bỏ đi đó. Nói chung, chất thải là những thứ bị bỏ đi ,vất đi không được sử dụng, và trong quá trình phân hủy chúng sinh ra những chất độc từ những thứ bỏ đi đó .
Xử lý rác thải là hành động qua từng công đoạn. Công đoạn đầu là thu gom,công đoạn 2 là  phân loại và công đoạn cuối là công đoạn xử lý các chất thải sinh ra trong môi trường sống hằng ngày của con người. Công việc này góp phần giảm tác động xấu từ rác thải đến môi trường , làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng tốt hơn .
Rác thải ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của con người và cả sự phát triển công nghệ và xã hội. Rác sẽ bị phân hủy theao thời gian, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nơi chứa rác .Hiện nay trước sự phát triển kinh hồn của các nền công nghiệp và công nghệ, rác thải cũng bị ảnh hưởng không ít và rác thải cung thay đổi theo tính chất công nghiệp và trong rác tải có 1 số thành phần có giá trị kinh tế.

Những vật ở thể  rắn bị bỏ, vứt  ra trong quá trình hoạt động sống và quá trình sản xuất của các sinh vật trên trái đất là Rác thải sinh hoạt . Rác thải từ các gia đình, chung cư,công viên, bệnh viện,khu công nghiệp, làng nghề, khu xử lý chất thải… Và rác sinh hoạt chiếm tỉ  lệ cao nhất trong số các loại rác thải . Khối lượng rác thải ở  mỗi nơi là khác nhau tùy thuộc vào số lượng dân cư , và tốc độ phát triển kinh tế , công nghệ, công nghiêp.Trong tất cả các hoạt động của con người và động vật đều sinh ra rác ở bất kỳ nơi đâu trên hành tinh này. Rác thải cấu tạo chính là hữu cơ nên sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường .
Vậy rác thải sinh hoạt là những thứ mà con người không sài và vứt vào tự nhiên, môi trường sống.
cty môi trường số 1

Lào Cai: Trú mưa giữa đồng, 3 trẻ chăn trâu bị sét đánh chết

19:01 |

 Chiều qua (19.7), gặp mưa dông đột ngột, 6 người chăn trâu trên đồng chạy vào một gốc cây to gần đó để trú mưa. Một cú sét trong cơn dông đánh xuống đã làm 3 trẻ em chết tại chỗ và làm bị thương 3 người còn lại.
Ảnh minh hoạ iE

Nguồn tin từ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai cho biết: Gần chiều tối ngày 19.7, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, Lào Cai có mưa rào và dông đều khắp.

Vào khoảng 16h ngày 19.7, tại thôn Bản Bon, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên (Lào Cai) xuất hiện một trận mưa rào và dông mạnh. Gặp mưa dông đột ngột, 6 người chăn trâu trên đồng đã chạy vào một gốc cây to gần đó để trú mưa. Một cú sét trong cơn dông đánh xuống làm chết tại chỗ 3 trẻ em là Trương Văn Mong (SN 2002), Trương Văn Dậu (SN 2003) và Trương Thị Cầu (SN 2000), trong đó cháu Mong và Dậu là 2 anh em ruột và làm bị thương 3 người còn lại.

Ngay khi nhận được tin, các cấp chính quyền xã Xuân Hòa và huyện Bảo Yên đã đến ngay hiện trường tổ chức đưa người bị thương đến bệnh viện chữa trị; hỗ trợ bằng vật chất, động viên chia buồn đối với các gia đình có người gặp nạn.
Trích nguồn: T.H(tinmoitruong.vn)

Lũ lớn trên sông Lô, báo động trên cấp độ 2

18:36 |

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 và sau trận mưa lớn kéo dài suốt đêm 19 đến 22 giờ ngày 22/7, tỉnh Hà Giang đã có mưa to đến rất to trên diện rộng, khiến mực nước lũ trên các sông suối lên nhanh. Mực nước lũ trên sông Lô đã báo động trên cấp độ 2.
Do mưa to đến rất to trên diện rộng, khiến mực nước lũ trên các sông suối lên nhanh. Mực nước lũ trên sông Lô đã báo động trên cấp độ 2.- Ảnh: IE

Mực nước trên sông Lô đo tại Trạm Thủy văn Hà Giang (thành phố Hà Giang) trong chiều tối 22/7 là 101,33m, trên cấp báo động 2 là 0,33m. Lũ lớn bất ngờ dâng cao nên đã làm ngập úng và vùi lấp hoa màu của nhân dân trồng ở ven hai bờ sông Lô.

Hiện nay mưa lớn tại Hà Giang vẫn đang kéo dài, nước lũ trên sông Lô vẫn còn có khả năng dâng cao. UBND tỉnh Hà Giang khẩn trương chỉ đạo UBND các huyện, thành phố chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão số 2, đề phòng sạt lở đất, ngập úng. Các lượng lượng Quân sự, Công an và các đội xung kích thường xuyên duy trì chế độ trực sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra.

Trích nguồn: tinmoitruong.vn

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường

00:18 |

(08:33:46 AM 12/07/2014)
(Tinmoitruong.vn) - Xã Thái Phương, huyện Hưng Hà (Thái Bình) có làng nghề dệt nhuộm Phương La. Làng nghề này có lịch sử hình thành, phát triển hàng trăm năm nay, nổi tiếng trong và ngoài nước với các sản phẩm khăn dệt. Nhiều năm trở lại đây, việc các cơ sở tẩy, nhuộm xả thải trực tiếp nguồn nước thải trong quá trình tẩy nhuộm chưa qua xử lý đã khiến môi trường ở địa phương này bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ảnh minh họa IE

Trước thực trạng này, tỉnh Thái Bình kiên quyết xử lý nghiêm những cơ sở gây ô nhiễm, nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân. 

Xã Thái Phương có 12 cơ sở nấu, giặt, tẩy, nhuộm, trong đó chỉ có 2 cơ sở hoạt động có phép; số cơ sở còn lại hoạt động mà không có giấy phép. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình đã phối hợp với các sở, ngành liên quan, huyện Hưng Hà, UBND xã Thái Phương kiểm tra 100% số cơ sở hoạt động này và có những biện pháp xử lý cụ thể. Theo đó, trong số 10 cơ sở hoạt động không phép, 5 cơ sở đã tự nguyện chấp hành quyết định về tạm thời đình chỉ hoạt động nấu, giặt, tẩy, nhuộm của UBND tỉnh và UBND huyện Hưng Hà. 5 cơ sở còn lại đã bị UBND tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép và áp dụng hình thức buộc di dời hoạt động nấu, giặt, tẩy, nhuộm ra khỏi khu dân cư.

Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình đã chủ trì thực hiện cưỡng chế đối với 5 cơ sở này, thi hành quyết định áp dụng hình thức buộc di dời của UBND tỉnh bằng hình thức ngừng cung cấp điện cho các cơ sở. Sở Công thương tỉnh Thái Bình có nhiệm vụ chủ trì kiểm tra, giám sát 5 cơ sở này, nếu phát hiện các cơ sở này sử dụng điện để hoạt động nấu, giặt, tẩy nhuộm hoặc phát hiện hộ gia đình, cơ sở khác cho 5 cơ sở này đấu nối điện để nấu, giặt, tẩy nhuộm, sẽ xử lý nghiêm theo quy định của Luật Điện lực. 

Đối với 2 cơ sở hoạt động nấu giặt, tẩy, nhuộm được UBND tỉnh cho phép, do quá trình hoạt động thường xuyên xả nước thải không qua xử lý, xử lý không đạt quy chuẩn cho phép nên UBND tỉnh Thái Bình đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ đối với 1 cơ sở. Tỉnh cũng ra quyết định đình chỉ hoạt động phát sinh nước thải, tháo dỡ đường thoát nước thải không đúng quy định, tháo dỡ và niêm phong máy móc, thiết bị hoạt động nấu giặt, tẩy nhuộm của cơ sở còn lại.
Trích:Xuân TIến(tinmoitruong.vn)