Ưu điểm và nhược điểm công nghệ xử lý nước thải công nghiệp giấy

18:37 |
Xử lý nước thải sản xuất giấy
Giấy là sản phẩm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, là vật dùng cần thiết trong cuộc sống, song để sản xuất ra giấy, phải tiêu tốn một lượng không lớn tài nguyên rừng và nước. Bảo vệ môi trường luôn song hành với sự phát triển của ngành nên vấn đề xử lý nguồn nước thải là vấn đề quan tâm của mọi nhà máy sản xuất giấy. đặc tính của nước thải sản xuất giấy là pH cao từ 9 – 11.5 do kiềm dư gây ra, hàm lượng COD, BOD5, SS cao rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt, nước chứa kim loại nặng, dịch đen, những hợp chất thơm đa vòng là những hợp chất có độc tính sinh học cao, gây bệnh về ung thư.
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải giấy :
Nước thải qua hố thu qua song chắn rác để lược bỏ các loại rác thô, rác này được đem đi xử lý ở bãi chôn lấp. Sau đó nước qua bể lắng cát, cát được lọc qua sân phơi cát. Nước qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ bằng cách sục khí, hòa trộn đều, điều chỉnh pH của nước bằng cách châm acid để giảm pH xuống còn 6 -7. Nước được bơm qua bể keo tụ, châm hóa chất phen nhôm để tăng quá trình keo tụ, phá vỡ hệ cân bằng hạt keo. Nước chuyển sang bể tạo bông, polymer được châm vào, các bông cặn hình thành sẽ lớn dần. nước qua bể lắng I để loại bỏ các bông cặn, sau đó qua bể kị khí UASB, vi sinh vật kị khí phân hủy chất hữu cơ giải phóng ra năng lượng. Sau khi đi qua bể UASB, nước qua bể aerotank, vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ rất tốt, nước tràn sang bể lắng II bông cặn phía dưới nước trong phía trên trản ra máng thu đi qua bể khử trùng diệt vi sinh vật gây bệnh và vào nguồn tiếp nhận.
- Ưu điểm: với tỷ lệ BOD5/COD < 0.55 và hàm lượng COD cao (>1000mg/l) xử lý kỵ khí và hiếu khí rất đạt hiệu quả, vận hành đơn giản, xử lý triệt để.
- Nhược điểm: chi phí vận hành cao công ty môi trường



Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải mực in

21:48 |
Giới thiệu xử lý nước thải mực in
Ít ai biết trong nước thải mực in có chứa rất nhiều chất gây ô nhiễm môi trường , ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. Nhưng số lượng nước thải mực in trong quá trình sản xuất là không nhiều . Chủ yếu lượng nước thải mực in được thải ra từ việc vệ sinh máy in, xưởng in, mực in bị đổ ra ngoài.
Tuy số lượng ít nhưng nước thải mực in rất khó xử lý vì trong thành phần nước thải mực in có chứa các chất hữu cơ khó xử lý, các chất hữu cơ này gây ảnh hưởng trực tiếp và sâu đối với môi trường thủy sinh , và môi trường sống nơi nó được thải ra.
Các thành phần chủ yếu của nước thải mực in

Ưu điểm và nhược điểm công nghệ xử lý nước thải ngành mực in:
Ưu điểm
Nơi đặt công trình xử lý nước thải mực in không cần quá lớn
Công trình xử lý nước thải hoạt động hoàn toan tự động cho năng xuất cao
Công nghệ xử lý nước có quy trình ,giai đoạn rõ ràng nên khi bảo trì mọi việc sẽ dễ dàng hơn
Công suất cao hơn
Nước thải mực in sau khi xử lý đạt đúng các tiêu chuẩn của nhà nước theo các quy định hiện hành của pháp luật (QCVN 40:2011 cột B).
Nhược điểm
Để có thể vận hành tốt quy trình xử lý nhân viên phải được đào tạo kỹ càng về các lý thuyết hóa lý
Khá tốn kém - công ty môi trường

Quy trình Xử lý nước thải cao su

20:34 |
I)    Tổng quan về xử lý nước thải cao su
Kinh tế ngày càng phát triển, cùng với đó nhu cầu sử dụng cao su ngày càng tăng, cao su được sử dụng hầu hết trong lĩnh vực sinh hoạt hằng ngày cho đến sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Nhưng việc sản xuất và chế biến mủ cao su thiên nhiên( gọi tắt là cao su) hiện nay xả ra môi trường một lượng lớn nước thải, ước tính mỗi năm lên đến 5 triệu m3 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy việc xử lí nước thải sinh ra trong quá trình chế biến mủ cao su là hết sức cần thiết và cực kì quan trọng.
II)    Thành phần và tính chất nước thải cao su
Nhà máy chế biến mủ cao su hằng ngày thải ra một lượng nước thải rất lớn, đặc biệt ở khâu đánh đông mủ( đối với quy trình chế biến từ mủ nước) với lượng nước thải ước tính từ 600-1800m3 tính riêng cho mỗi nhà máy. Nước thải này chứa hàm lượng các chất hữu cơ rất lớn điển hình như acid acetic, protein, đường, chất béo… Trong đó COD đạt từ 2.500-35.000mg/l, BOD từ 1.500-12.000mg/l ngoài ra cần phải quan tâm lớn đến SS, Nito, Photpho... . Bên cạnh đó các chất hữu cơ chứa trong nước thải có thể phân hủy kị khí sinh ra H2S và mercaptan gây độc và mùi hôi thối.
III)    Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cao su
IV)    Thuyết minh quy trình công nghệ công ty môi trường
Đầu tiên nước thải sẽ đi qua SCR thô để loại bỏ hết những rác có kích thước lớn, đảm bảo không bị tắt đường ống cũng như gây hại cho máy bơm ở phía sau, tiếp đến nước thải cao su sẽ được dẫn sang bể tiếp nhận tại đây ta lắp thêm một SCR tinh để loại bỏ thêm những rác mịn, sau đó nước thải được bơm lên bể điều hòa, tại bể điều hòa ta sẽ châm hóa chất để điều chỉnh pH, đồng thời với hệ thống khí nén được bơm vào bể để hòa trộn đồng đều nước thải tránh hiện tượng lắng cặn ở đáy bể. Tiếp đến nước thải sẽ chảy sang bể gạn mủ để thu lại những cặn mủ, và tiếp tục sang bể UASB tại đây các vi sinh vật kị khí sẽ phân hủy kị khí các chất hữu cơ có trong nước thải với sản phẩm sinh ra là các khí như CH4, NH3…khí metan sinh ra sẽ được thu hồi. Hiệu suất xử lí của bể UASB là từ 60-80%, sau đó nước thải được tiếp tục qua xử lí sinh học hiếu khí để loại bỏ triệt để các chất hữu cơ còn lại. Nước thải sau quá trình xử lí sinh học hiếu khí sẽ được dẫn qua bể lắng 2 để lắng phần nước trong dẫn qua bể khử trùng, dung dịch khử trùng sử dụng ở đây là clo, hết giai đoạn khử trùng nước thải sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận( nước thải sau xử lí đạt QCVN 01:2008/BTNMT- cột A)
Để hiểu rõ hơn về quy trình bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn rõ hơn! Chúc bạn có một ngày làm việc vui vẻ - 

XỬ LÍ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN BỘT MÌ

19:49 |
Xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì
•    Thành phần nước thải



Nguồn: Khoa Môi Trường – Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM
•    Quy trình công nghệ xử lí
Nước thải→ song chắn rác→ bể điều hòa→ bể axit hóa→ bể trung hòa→ bể sinh học kị khí UASB→ bể hiếu khí→ bể lắng→ hồ sinh học→ nước đầu ra.
•    Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải
Nước thải qua song chắn rác được giữ lại các rác, cặn thô.
Bể điều hòa dùng để điều hòa lưu lượng, ổ định dòng chảy cho bể phản ứng sau.
Bể axit hóa dùng để xử lí xianua.
Bể trung hòa dùng điểu chỉnh pH.
Bể sinh học kị khí xử lí 60 – 95% COD.
Bể sinh học hiếu khí xử lí phần BOD và COD còn lại.
Bể lắng dùng để lắng cặn ở bể sinh học.
Hồ sinh học xử lí phần hữu cơ còn lại.

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm

23:56 |
xử lý nước thải dệt nhuộm
I. Giới thiệu:
Ngành may mặc ở nước ta hiện nay đang là một trong những ngành đứng đầu, góp phần rất lớn trong quá trình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh như vậy cũng sẽ dẫn đến việc ô nhiễm môi trường ngày càng nặng hơn. Nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm này là do nước thải được đưa ra môi trường khi chưa được xử lý cũng như chỉ được xử lý một cách sơ xài, không đảm bảo quy chuẩn đã đặt ra.
Nước thải dệt nhuộm tuy có lượng hữu cơ trung bình nhưng điều cần lưu ý ở việc xử lý là những kim loại nặng – những chất sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp với hệ sinh thái cũng như sức khỏe con người.
II. Sơ đồ công nghệ
Với những đặc trưng như trên, hầu hết đều tập trung xử lý những chất rắn lơ lửng bằng các phương pháp hóa lý và sử dụng các bể hiếu khí để xử lý hoàn toàn các chất hữu cơ.
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải
Nước thải đi qua song chắn rác để loại bỏ các cặn lớn nhằm tránh hư tổn đường ống và các công trình khác. Nước được đưa đến bể điều hòa để đảm bảo lưu lượng và nồng độ. Sau đó, nước được đưa đến các bể keo tụ - tạo bông để xử lý các chất cặn lơ lửng. Tại đây, phèn và polymer được châm vào nhằm tăng hiệu quả xử lý. Sau keo tụ - tạo bông, nước sẽ được lắng nhằm loại bỏ hoàn toàn các cặn này. Nước sau khi được xử lý hóa lý sẽ được xử lý các chất hữu cơ bằng bể Aerotank. Máy thổi khí sẽ cấp khí cho bể. Tiếp đó, nước sẽ vào bể lắng để lắng các cặn bùn. Cuối cùng nước sẽ được khử trùng bằng clo để tiêu diệt các vi sinh vật. Các bùn dư sẽ qua bể nén bùn và máy ép bùn để xử lý. Nước đầu ra sẽ đảm bảo đạt cột B QCVN 13:2008/BTNMT. công ty môi trường

Xử lý nước thải sản xuất giấy

18:42 |
I. Giới thiệu xử lý nước thải sản xuất giấy:
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất giấy đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, song song với sự phát triển mạnh mẽ đó là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng cao. Hàng năm, ngành công nghiệp này đã thải vào môi trường một lượng lớn nước thải chưa được xử lý cũng như xử lý chưa đảm bảo quy chuẩn được quy định.
Nước thải từ quá trình sản xuất giấy thường có đặc trưng là lượng chất rắn lơ lửng khá cao, thành phần hữu cơ thấp. Do đó, việc xử lý nước thải này chủ yếu là xử lý hóa-lý để loại bỏ các cặn lơ lửng và xử lý sinh học các thành phần hữu cơ.
II. Dây chuyền công nghệ
Với những đặc trưng đã đề cập, dây chuyền xử lý được ứng dụng khá đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả tương đối cao
Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải
Nước đầu vào sẽ được đi qua các song chắn rác để loại bỏ các cặn lớn nhằm tránh ảnh hưởng đến đường ống và các công trình sau. Tiếp đó, nước được đưa vào bể lắng cát để lắng những cặn nhỏ và thu hồi một phần bột giấy để tái sản xuất. Nước sau khi ra khỏi bể lắng cát sẽ được đưa vào hệ thống bể keo tụ - tạo bông để loại bỏ các hạt không thể lắng. Ở các bể này, phèn và polymer sẽ được bơm định lượng giúp tăng hiệu suất của quá trình. Sau keo tụ - tạo bông, nước sẽ được đưa vào bể lắng để loại hết những cặn này. Ra khỏi bể lắng sơ cấp, nước được đưa vào bể Aerotank để xử lý sinh học các chất hữu cơ. Máy cấp khí sẽ được thổi để tăng hiệu suất của quá trình. Tiếp sau là các bể lắng và lọc, với hệ thống này, nước có thể loại bỏ được gần như hoàn toàn các cặn và đảm bảo đạt cột B QCVN 12:2008/BTNMT. Bùn dư sẽ được đưa vào bể ép bùn và đem đi xử lý.

Để hiểu rõ hơn về công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy, kiến thức vận hành và các vấn đề liên quan. Rất chào mừng bạn đọc liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn và tham quan công trình xử lý hoàn toàn miễn phí. Chúc các bạn một ngày làm việc thành công. Thân ái! công ty môi trường

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BẰNG CÔNG NGHỆ DEWATS

20:06 |
 Xử lý nước thải chế biến thực phẩm
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành đóng vai trò quan trong đối với nước ta, cùng với sự phát triển của đất nước thì ngành chế biến thực phẩm ngày càng được hoàn thiện hơn về quy trình sản xuất, cũng như thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Tuy nhiên, trong các công đoạn của quá trình sản xuất thải ra một lượng lớn các phế thải như nước thải, rác thải, khí thải…làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các sinh vật tự nhiên và sức khỏe con người, trong đó một trong những vấn đề nan giải hiện nay nước ta vẫn đang lo ngại đó là vấn đề nước thải sau những công đoạn chế biến vẫn chưa được xử lý triệt để.
Thành phần chủ yếu của nước thải sau chế biến thực phẩm là hàm lượng BOD, COD cao, nito, photpho cao,và dầu mỡ…xử lý nước thải
Và sau đây chúng tôi đưa ra một công nghệ để xử lý một cách có hiệu quả đạt chuẩn đầu ra theo quy định của nhà nước đối với loại nước thải này, đó là công nghệ DEWATS, đây có thể nói là một công nghệ mới, đang và sẽ tiếp tục được phát triển ở những nước đang phát triển như nước ta, so với những công nghệ truyền thống thì công nghệ này có thể nói là rất hiệu quả, chi phí đầu tư thấp, dễ vận hành, giảm được hàm lượng ô nhiễm trong nước thải cao.
Dưới đây là sơ đồ công nghệ


Hệ thống công nghệ xử lý DEWATS gồm các bước xử lý :
Xử lý bậc 1: tại đây quá trình lắng diễn ra, các hạt lơ lửng có khả năng lắng, nhằm loại bỏ cặn, các hạt có kích thước lớn để giảm tải cho các quá trình tiếp theo.
Xử lý bậc 2: trong quá trình này nhờ hoạt động của vi sinh vật kị khí mà loại bỏ các hạt lơ lửng và hòa tan trong nước thải. Trong bước này có hai quá trình xảy ra: bể phản ứng kị khí Baffle Reactor (BF) có các vách ngăn và bể lắng kị khí Anarobic Filter (AF).
Xử lý bậc 3: xử lý hiếu khí, tại đây chúng ta sử dụng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang, trong quá trình này cây sẽ cũng cấp oxi cho hoạt động của vi sinh vật nhờ bộ rễ, và nó cũng có khả năng hấp thu những kim loại nặng, và các chất hữu cơ như nito, photpho có trong nước thải sử dụng làm nguồn dinh dưỡng cho mình, giúp làm giảm mùi hôi thối trong nước thải.
Khử trùng: tất cả các loại nước thải sau khi được xử lý điều phải được khử trùng trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận. tại đây hồ chứa được thiết kế để nhờ bức xạ mặt trời chiếu xuyên qua nhằm tiêu diệt những vi sinh vật gây bệnh.
Đây là một công nghệ có thể nói là xử lý nước thải hiệu quả, loại bỏ đc hàm lượng BOD, COD cao, và nito, photpho có thể được áp dụng để xử lý những loại nước thải có thành phần tương tự. công ty môi trường